Hành Y Nghĩa Hiệp

07/11/201012:00 SA(Xem: 9011)
Hành Y Nghĩa Hiệp


HÀNH Y NGHĨA HIỆP

 

 Nhuận Hùng

 (Tiếp theo kỳ trước)

 Hai mươi lăm năm sau!

 

Cảnh vật ở đây hình như đã thay đổi và khác hẳn khi xưa. Đúng vậy, vật đổi sao dời, một phần tư thế kỷ tuy ngắn ngủi, nhưng cũng có thể làm thay đổi một cục diện, một thể chế chính trị hay nói một cách khách quan. Một triều đại, vị vua nào lên nắm quyền đều có sự thay đổi cả, ví dụ như một cơ sở hay một công sở nho nhỏ khi đổi chủ đều phải thay đổi giờ giấc hoặc nhân sự huống hồ chi cả một quốc gia. Vận mệnh đất nước nào, vẫn tùy vào vị vua lãnh đạo có đức độ hay ngược lại chỉ một thời gian là dân chúng đoán ra liền, bởi vậy người xưa có câu: “ý dân là ý trời”.

 

Cho dù hoàn cảnh có ra sao quốc gia nào, xưa hay nay cũng thế thôi. Vua mẫu mực biết yêu thương và lo lắng bá tánh làm cho đất nước thăng hoa giàu mạnh - thịnh vượng, do đó được dân chúng ban tặng cho một mỹ từ “vị minh quân”, ngược lại những kẻ tham tàn bạo ngược ngày đêm tửu sắc vô độ thì đó là “hôn quân”.

 

Nhắc đến, vị vua trước đã gây không biết bao nhiêu lầm than cho đồng bào ruột thịt của mình, để rồi nhà vua ra đi cũng chẳng mang theo được gì.

 

Hai hoàng tử lớn đều chết cả, hoàng tử Út lên kế vị, tính đến nay cũng đã khá lâu. Mười lăm năm trên ngai vàng, hoàng tử Út cũng đã trải qua rất nhiều gian truân và đương đầu - đấu trí với những vị đại thần có công dược danh hiệu “khai quốc công thần” nhưng lâu ngày tham ô dẫn đến lạm dụng chức tước quyền hành làm nhiều điều trái với lương tâm ỷ mạnh hiếp yếu hà hiếp dân lành, khiến cho bá tánh ta thán…Vị hoàng đế tuy tuổi còn trẻ nhưng luôn luôn có tấm lòng vị tha biết thương yêu dân lành và cân nhắc từng việc làm, trên tinh thần cầu tiến tạo mọi cơ hội tốt. Vững tay chèo lèo lái con thuyền đưa quốc gia từ chỗ thấp kém đến phồn vinh, thịnh vượng đức độ của Ngài rất bao la luôn hướng đến con đường “chân-thiện-mỹ” và khuyến hóa mọi người hãy đi trên con đường chánh đạo và áp dụng giáo lý Phật đà trong sinh hoạt thường nhật...

 

Quả thật, quá khứ không thể phai mờ theo năm tháng tại làng…xã tỉnh…có một gia đình họ Khương Lão chuyên sống về nghề bốc thuốc và trị bệnh. Đã bị chết vì hỏa hoạn, chẳng những vậy, mà cả làng bị thiêu hủy do ngọn lửa oan trái mà bao nhiêu người phải gánh chịu (già trẻ lớn bé làng ấy không còn một ai sống sót” Được biết năm xưa triều đình cho người đến trừng phạt, nhưng không rõ lý do.

 

Trong số người ấy có gia đình Khương Lão quả bất hạnh, gặp phải cảnh trớ trêu không sao kể xiết! Thế nhưng, trong may có rủi, trong rủi có may.

 

Sự cộng nghiệp của một gia đình hay xã hội đều có duyên kiếp với nhau cả. Không biết chừng kẻ bất hạnh lại mang hạnh nguyện của vị Bồ Tát hóa thân phải chịu trăm đắng ngàn cay để làm những việc ích nước lợi dân...

 

Nhắc đến vị vua tiền nhiệm trước bởi vì quá thương con, cho nên khi gặp nghịch cảnh đưa đến, không thể chịu nổi một lúc hai người con chết một lúc. mất bình tỉnh nghe những lời không đúng sự thật của bọn gian thần dẫn đến những việc chẳng hay đến với gia đình Khương Lão. Một người con lớn rất giỏi về lương y bị kết tội đã cho Hoàng Tử thứ hai uống thuốc độc chớ không phải thuốc bệnh cũng vì sự ganh tỵ mà ra. Dẫn đến hậu quả tù tội suốt mấy chục năm đầy đi biệt xứ. Đã vậy, nhưng chưa đủ gia đình ông còn gặp đại nạn bị hỏa thiêu cảnh cả làng không còn ai sống sót. Cũng vì sự ganh tỵ nghề nghiệp mà ra. Trong tù người con nghe tin gia đình mình cùng làng xóm bị thiêu hủy vô căn cớ nhưng cũng chẳng biết than thở cùng ai chỉ cầu nguyện cho mọi người mà thôi. Chính bản than còn mang phải chiếc còng oan nghiệp. Nhưng chàng cố gắng vượt qua mọi thử thách từ nghiệp quả của mình từ tiền kiếp đã tạo, nên nay luôn luôn sám hối nghiệp chướng. Cầu mong sao cho ra khỏi chốn lao tù. Nếu đã vào tù rồi thì không còn cách nào diễn tả cảnh địa ngục trần gian là thế đó. “Nhứt nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

 

Thử nghĩ, những oan hồn bị ngọn lửa thiêu đốt trong giây lát làm sao họ có thế siêu thoát được? Oan oan tương báo đến bao giờ mới chấm dứt được. Quả thật, câu chuyện này không đơn thuần chút nào hậu quả sẽ ra sao?

 

Thế nhưng, đời vẫn còn nhiều khúc quanh uẩn khúc với bao nhiêu người chết oan uổn cũng vì kẻ có quyền lực mà áp bức bao người khốn khổ. Dù dĩ vãng trôi theo dĩ vãng, giòng đời vẫn lặng lẽ đi qua nhưng âm hưởng (tốt hay xấu) vẫn còn vương vấn đâu đây.

 

Vào một buổi đẹp trời nọ, trên đỉnh tuyết sơn xuất hiện một chàng trai tuấn tú, rất tinh thông về y thuật. Chẳng những vậy chàng còn là một tay giỏi về võ thuật. Những môn võ bí truyền hầu như chàng đã một vị chân sư truyền thụ. Không hiểu chàng xuất thân từ đâu thuộc dòng phái của môn võ nào hay đệ tử của ai mà sao tiếng đồn vang đi khắp mọi nơi. Cuộc sống đơn sơ của chàng sau khi rời khỏi ngọn tuyết sơn. Chàng nhớ lại lời sư phụ dặn trước khi hạ san: “Hy vọng chuyến đi này con sẽ làm rạng danh cho môn phái”. Hai thầy trò chia tay trên dòng song, câu tâm sự của sư phụ lúc nào cũng văng vẳng bên tai).

 “Khi mê thì thầy độ, khi ngộ con độ lấy con”.

Thật chí lý cho nên chàng luôn luôn khắc cốt ghi tâm và quyết thực hiện cho bằng được

 

Năm tháng…bôn ba khắp nẻo đường, sau khi hạ san chàng phải trải qua bao gian khổ và chấp nhận cuộc sống mới hòa nhập vào giòng người ô hợp, giàu, nghèo sang hèn, trí thức khoa bảng, bình dân, giang hồ, luơng thiện chàng đều trải qua cả.

 

Năm năm trôi qua cũng đủ cho chàng thấm mùi đắng cay của một xã hội tranh giành, mạnh hiếp yếu giàu hơn nghèo. Những cảnh ấy đều ghi vào tâm trí của chàng. Để rồi chàng càng trầm tĩnh và phán đoán từng công việc hoặc biết được sự cạnh tranh của kẻ tiểu nhơn luôn rình rập để hại người nhẹ dạ. Hình ảnh xa xưa của sư phụ trên ngọn tuyết sơn từng thế võ từng bài quyền, từng lời chỉ dạy đều khắc kỷ trong tâm tư. Dù phải vượt qua bao gian khổ tìm cho ra lẽ thật, để chứng minh gia đình họ Khương không phải là hạng người nham hiểm chế độc dược hại người mà phải mắc tội với triều đình. Để rồi cả làng bị chết oan uổng. Nghĩ như thế chàng đã thiếp đi trong một gấc ngủ dài. Khi chợt tỉnh đã thấy mình đang ở một nơi xa lạ. Nhìn cho kỹ giống như một trại lính đang đóng đồn ở đâu đó. Khi hỏi ra thì mới rõ mình đã ngất xỉu ba ngày rồi, nhóm lính này đã đưa vê trại và cứu sống. Lúc bấy giờ hồn phách chưa tỉnh hẳn nên chàng tịnh tâm cố nhớ lại sư kiện…Chợt lúc có một người lính nhanh nhẩu liền nhắc lại. Này anh bạn: “Đừng bận tâm chi nữa, anh sống là chúng tôi mừng rồi.”

Chưa hiểu những người lính này đang nói gì về mình. Thì có một người lính khác cũng bị thương băng quấn vào tay cũng nhanh nhẩu nói ngay: “May quá không có đại hiệp này thì chúng tôi thành tro bụi rồi. Đâu còn giờ này nói khoát nữa. Ơn này chúng tôi xin khắc ghi vào lòng, hẹn ngày đáp đền”.

 

Lúc bấy giờ trời cũng đã về chiều rồi, không khí trại lính lúc nào cũng căng thẳng cả, kẻ đi qua người đi lại đều mang guơm giáo cả. Thật không hiểu vì sao mình lại lạc vào thế giới binh đao. Thấy chàng đang trầm tư suy nghĩ, liền có một người ăn mặc quân phục chỉnh tề trông vẻ oai phong liền bước vào trại, mọi người đứng nghiêm chỉnh chào.

 

Sau khi nghe kể lại câu chuyện chàng mới chợt tĩnh lại và nhớ ra rằng. Ba hôm trước trên đường gặp phải hai nhóm người đang đánh nhau kịch liệt, không thể làm ngơ nên đã xông vào cứu nhóm lính ít người này. Không ngờ nhóm lính này lại là người của triều đình mang mật lệnh đi bị bọn thích khách theo dõi ám hại, mặc đồ đen bịt mặt không bíết họ là ai mà lại quá đông hành hung kẻ yếu. Nên chàng mới ra tay nghĩa hiệp, cứu được họ, nhưng người nào cũng bị thương tích đầy mình. Sau khi có toán quân khác kịp thời tiếp cứu, và chữa lành lại vết thương cho mọi người. Trước khi trở về trình diện nhà vua, trên đường về cung thành họ còn nói rằng nhà vua rất trọng những người có lòng tốt biết lẽ phải cứu người khi gặp hoạn nạn, dám hy sinh thân mạng cứu mọi người gặp nguy. Cổ nhơn có câu:

 “Kiến nghĩa bất vi, phi quân tử giả”.

 

Sau khi thi hành công vụ xong, nhóm lính khoảng chừng mười hai mươi người võ nghệ rất cao cường nhưng đối với chàng thì chẳng là gì cả. Dù rằng chi nữa cứu được người là chàng vui rồi. Vì sư phụ đã từng nói kẻ xấu thì mình phải hướng cho họ trở lại con đường tốt chớ nên đẩy họ vào con đường cùng hãy xem họ như chính bản thân mình vì chính sách cai trị hay đường lối chủ trương tàn bạo. Chứ con trong thế gian này ai ai cũng có tình yêu thương chân thật, nhưng vì bị hoàn cảnh hoặc vấn đề riêng tư nào đó trở nên làm việc trái với lương tâm. Người xưa có nói:

 “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”

 Có ai mới sanh ra mà ác đâu.

Xét cho cùng, “Gieo nhân nào thì gặt quả ấy” luật nhân quả nay vẫn thế.

 

Về đến hoàng cung nhóm lính này cho chàng ăn uống thịnh soạn và quần áo chỉnh tề ra mắt nhà vua. Thật là ngỡ ngàng khi gặp mặt nhà vua, sau những cung cách nhóm lính này hướng dẫn.

Nhà vua liền lên tiếng hỏi rằng:

“Người từ đâu đến, quê quán...có việc chi...? ”

 

Chàng còn lung túng chưa kịp trả lời.

Thì có người đỡ lời nói ngay: “Bẩm bệ hạ, chúng thần trên đường thi hành nhiệm vụ, gặp đám hành thích quá đông chặn đường, nên y ra tay nghĩa hiệp cứu giúp thì cả toán không toàn tánh mạng trở về gặp lại bệ hạ. Mong bệ hạ hãy anh minh xem xét hiệp sĩ này có thể giúp ích gì cho triều đình chăng?

-Thôi được, hãy bãi triều. Việc này sẽ tính sau. Hình như vị vua trẻ này cũng chẳng mấy vui vẻ khi gặp măt chàng, vì chàng cùng trang lứa với vua.

 

Sau khi chàng là khách bất đắc dĩ của triều đình, nhà vua luôn luôn cho người canh gác cẩn mật sợ có chuyện không hay xảy ra? Nhưng chàng lúc nào cũng bình thản, vì chàng không phải hạng người tranh ngôi đoạt vị. Bây giờ ở trong cung vua ai nấy cũng cảm thấy như lên thiên đình còn chàng thì ngược lại. Cảnh ra vào kẻ canh người gác chốn cung đình mọi sự quan sát và giao tiếp không giống bên ngoài chút nào. Sơ xuất đôi chút kể như là biệt tăm trong nhà tối không biết ngày nào ra. Nhứt cử nhứt động chàng đã quen rồi chẳng khác nào khi còn ở núi luyện nội công cùng sư phụ. Mọi ý tưởng chàng vẫn thản nhiên. Sự im lặng ấy khiến cho lính hầu trong cung mang tin đến bẩm báo với nhà vua rằng: “Kẻ này không phải là người bình thường như bệ hạ tưởng, trông hắn lúc nào cũng ngồi kiết già tịnh tâm không trò chuyện với bất cứ một ai”. Khiến nhà vua đa nghi, âm thầm cho người tiếp tục theo dõi.

 

Mười ngày sau nhà vua cho mở một buổi thi thố võ công lẫn văn chương xem tài năng của chàng ra sao? Mọi tin tức được thông báo gấp rút chẳng mấy chốc hào kiệt, khắp nơi kéo đến rất đông.

 

Buổi thi tuyển do nhà vua quyết định. Tiếng trống đã vang lên khắp triều đình không khí của ngày hội không chuẩn bị trước nhưng cũng thật là sôi nổi. Khi gọi đến tên chàng để ra tham dự, chàng nói rằng: “Xin thưa với quý bậc cao thủ trong hàng võ lâm. Hạ thần đến đây chỉ trình diện nhà vua, chớ không phải tranh tài với quý vị có mặt hôm nay”. Nhưng nhà vua vẫn tiếp tục tổ chức cuộc thi. Gần đến xế trưa cuộc thi sắp chấm dứt, và cũng đã chọn ra một đối thủ thượng thặng để cho chàng so tài. Nhưng chàng vẫn bình thản trả lời: “Hạ thần không muốn làm tổn thương đến ai cả, xin bệ hạ miễn tội cho”. Nhưng nhà vua trẻ này vẫn giữ mực không chút nôn nao nào cả. Khiến cho mọi người càng thắc mắc. Thế chẳng đặng đừng, chàng bước đến đấu trường nhưng không ra vẻ tranh tài với ai cả, chỉ ngồi kiết già trong tư thế tọa thiền hàng nhiều giờ bất động. Khiến cho đối thủ chẳng biết chiêu thức gì mà đấu dù giỏi cách mấy cũng phải chạy vòng quanh xem xét kẻ hở của đối phương. Khiến cho mọi người chung quanh cả nhà vua cũng ngạc nhiên. Hai giờ đồng hồ trôi qua chưa phân thắng bại, vì quá nóng lòng đoạt giải vô địch cho nên võ sĩ kia dồn hết lực lao thẳng vào chàng chẳng may không đạt được ý nguyện mà rơi xuống sàn đài đụng phải người đang tham dự. Buổi tỷ thí đến đây được kết thúc mọi người vui vẻ ra về. Riêng nhà vua cùng một số quan võ trong triều đình rất khâm phục và kính nể. Có một vị tướng thắc mắc liền cất tiếng hỏi: “Thưa đại hiệp không hiểu môn võ này dùng thế gì mà trông rất nhẹ nhàng mà vẫn thắng được đối phương một cách dễ dàng”. Chàng liền mỉm cười đáp lại rằng:

 “Vô chiêu thắng hữu chiêu...” .

Chàng được nhà vua phong thưởng rất nhiều bổng lộc và giao cho chàng nhiều chức tước quan trọng trong triều nhưng chàng từ chối không nhận lãnh bất cứ một thứ nào. Thời gian lưu lại tại triều đình đàm đạo và trò chuyện...rốt lại chàng cũng quyết ra đi nhà vua không thể nào ngăn cản được.

 

Trước giờ chia tay, chàng cũng không quên dâng nhà vua một tặng vật nho nhỏ do sư phụ trao lại gọi là quà kỷ niệm lúc chia tay.

-Nhà vua nhận lấy và mở ra ngay: “Ồ đây là chìa khóa học Phật rồi mà bao nhiêu năm ta vẫn chưa đạt được, thật là một đại nhân duyên hiếm có. Nhà Phật có câu: “Vạn pháp đều do duyên mà có, hết duyên thì tan”.

 

Nhà vua liền mở quyển kinh ra xem ngay và bài thơ thì đưa cho đại thần đọc cho mọi người cùng nghe. Nhà vua rất trịnh trọng đọc từ câu một trong bài chú Bát nhã:

“Sắc tức thị không, không tức thị sắc thọ tưởng hành thức diệt phục như thị...” đọc tới đâu nhà vua cảm thấy như mình đang lạc một một thế giới cao siêu thoát ra vòng tục lụy của thế gian. Dù là vua chúa bạc vàng chất ngất nhưng tâm hồn lúc nào cũng đầy phiền não và lo âu trăm mối...Sau đó nhà vua liền ra lệnh cho đại thần đọc bài thư cho mọi người cùng nghe:

 

“Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều

Vị đáo sinh bình hận bất tiêu

Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự

Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều”

 

(Câu thơ vừa chấm dứt chàng liền cất tiếng nói rằng: “Trong đạo lý của thiền, một khi tâm và cảnh cùng tương giao tương ứng, không cốc truyền thanh, thì mọi haàh vi đều là đạo. Mà cảnh là thiền thì lúc nào cũng “Mù tỏa Lô Sơn khói Chiết Giang” cho nên tâm của thiền cũng luôn luôn tương ứng với “Mù tỏa Lô Sơn khói chiết giang” như bài thơ trên Tô Đông Pha đã mô tả.”)

 

Nói dứt lời chàng liền từ biệt nhà vua và mọi người ra đi, có một vị quan hỏi vọng lại: “Người đi rồi bao giờ trở lại...”

-Chàng liền đáp: “Khi nào bệ hạ và các đại thần cần gặp kẻ hạ thần này, thì xin hãy đến Bạch Vân Am trên đỉnh Tung Sơn sẽ gặp...”. Vừa dứt lời nói chàng gật đầu chào mọi người. Thẳng bước ra khỏi cung thành. Mọi người đều dõi mắt trông theo. Riêng nhà vua thì tầm nói rằng: “Đến đi không hẹn cùng ai, việc đời như gió thoảng qua mau”.

Nhà vua tuy trẻ nhưng cũng rất am hiểu giáo lý Phật đà nên thấy cảnh sinh lòng liền đọc lên rằng:

 

“Cảnh tịch an cư tự tại tâm

Lương phong xuy đệ nhập tòng âm

Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển

Lưỡng tự thanh nhà thắng vạn câm (kim)”

 

(Cảnh tĩnh, khi tâm an nhiên tự tại, hay ngược lại, tâm an nhiên tự tại khi khám phá ra rằng cảnh luôn luôn vẫn tĩnh như thế. rồi từ tâm ấy phát hiện ra, ứng với ngọn gió trong mát thổi vào hàng thông. Và tiền sư kế sàng ngồi dưới gốc cây, cùng với một quyển kinh. Đó là lúc hai chữ “thanh nhàn” đi về lồng lộng cao quý hơn cả mọi thứ sang trọng của trần gian).


 (Còn tiếp)

 Nhuận Hùng

Vu Lan P.L. 2554 - 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)