- Mùa Xuân Nhớ Chùa Xưa - Tâm Phú

23/02/201212:00 SA(Xem: 8823)
- Mùa Xuân Nhớ Chùa Xưa - Tâm Phú



Mùa Xuân Nhớ Chùa Xưa

 

 Tâm Phú


Sáng nay 1/12/2011 đến chùa Bảo Quang xin ít gỗ và ván cho chùa Phổ Đà, nhưng Hòa Thượng viện chủ đang hướng dẫn thợ làm mái cong trên nóc chùa. Còn thầy Nhuận Hùng thì ở dưới hang sâu nối điện. Tôi tới miệng hang thì thầy Nhuận Hùng mặt mũi dính đầy đất nhưng vẫn tươi cười và gợi chuyện. Thầy nói: “Gần Tết rồi bác Tâm Phú nên viết cho Trúc Lâm bài gì đó có vẻ Xuân. Xuân”. Thôi thì “Y giáo phụng hành” nhớ gì viết nấy cho thầy Nhuận Hùng vui lòng. Lúc đó làm tôi liên tưởng đến chuyện ngày xưa, thầy Nhuận Hùng bây giờ sao giống chú tiểu đào giếng trên chùa Thiên Ấn ở Quảng Ngãi. Vâng lời thầy, nhân Tết nhứt nói về nước và gạo – cháo cũng tốt, nên viết lại sau đây.

 

Tôi sinh ra từ gốc rạ (làm ruộng) cách núi Thiên Ấn không xa, đúng 3 cái Xuân thì cha con cách biệt, mẹ ở vậy nuôi đám con, lúc rỗi rãnh mẹ tôi thường nói:

-Con mới sinh ra Mẹ không cho bú

Mẹ lo suốt ngày cho các anh con

Dòng sữa cho con vì không còn nữa

Thân mẹ gầy còm, dòng sữa cạn theo

Lấy bát nước cơm thay cho sữa mẹ

Con đỡ lót lòng thuơng mẹ nghe con!!!

 Lâu lâu nghe thơ và nhạc của “Thanh Trí Cao” nói về Mẹ. Sao thương Mẹ quá đi thôi!.

 

Khi lên 7 tuổi, nhân Xuân về Tết đến theo Mẹ lên chùa hái lộc đầu Xuân. Đối với một chú bé con, lên chùa vào ngày Xuân là một cuộc ngoạn du thật mới lạ, lòng tôi rất là háo hức.

Chùa mà chúng tôi vui Xuân ở trên một núi cao, chìm trong sương mù, âm u tĩnh mịch.

Đối với một chú bé 7 tuổi nhưng đã nằm lòng câu ca dao truyền khẩu.

 “Ông thầy đào giếng trên non

Đến khi có nước không còn tăm hơi”

 

Tại sao đào giếng có nước rồi, ông thầy lại đi đâu, thân thì leo lên núi ngoằn ngoèo mất 2 tiếng đồng hồ mà trong đầu cứ muốn tìm ông Sư đào giếng.

Nhưng khi lên đến đỉnh núi thấy khung cảnh vĩ đại, cây xanh bóng mát, người ngoạn du tấp nập, chùa chiền quá hùng vĩ, lòng tôi lại quên Sư Ông đào giếng mà lại muốn xin mẹ cho ở lại chùa luôn.

 Sau khi bạch với Sư Ông trụ trì và đồng ý của Mẹ, tôi ở luôn làm Điệu nơi Tòng Lâm nổi tiếng ở địa phương này trên 5 năm.

Ở đây lâu qua tìm hiểu, vì tiếng tăm của Sư Ông khai sơn lừng lẫy, khách thập phương càng ngày càng đông, quan quyền năng lui tới, núi cao thăm thẳm nên vấn đề sinh hoạt rất khó khăn, nhất là nước. nên Sư Ông phát nguyện đào giếng, đào hoài mà không thấy nước-một hôm có một vị sư nhỏ con, ốm yếu như thầy Nhuận Hùng đến xin phát nguyện đào giếng, nhưng khi giếng nước được phun lên thì ông thầy cũng biến mất (vì thế có 2 câu thơ trên) giếng này bây giờ cũng là nguồn nước duy nhất sinh hoạt của chùa.

 Ngôi chùa mà tôi kể ra đây là chùa Thiên Ấn, một danh lam thắng cảnh ở miền Trung, đến Nguyễn Cư Trinh cũng hết lời ca tụng trong sử sách, đến đầu Xuân năm Bính Thân Chúa Nguyễn Phúc Chu ra sắc dụ “Sắc Tứ Thiên Ân Tự”.

Khai sơn ngôi cổ tự này là Thiền Sư Phật Ấn - Pháp Hóa 1694. Qua 300 năm truyền thừa, trải qua gần 20 vị Thiền Sư đạo cao đức trọng trụ trì, mạng mạch của Phật Giáo và Tổ Đình phủ khắp nơi từ thôn quê đến thị thành và ngay cả triều đình.

 

Đầu năm nói đến chùa chiền, không phải tôi nổ, nhưng là sự thật, vì chùa ở nơi đèo heo hút gió, người dân ở dưới sườn núi thì làm ruộng, nghèo nàn, sơ xát, mà ngôi chùa thì tiếng thơm bay xa, ra tận cả triều đình. Vậy tại làm sao? Tại vì đa số những vị trụ trì Đạo cao đức trọng, lại học giỏi. Thí dụ: Sư Ông trụ trì thứ năm tên là: Hòa Thượng Trí Minh Bảo Ấn thi đỗ Tam khoa (như Cụ Nguyễn Khuyến).

Được vua Minh Mạng ban Đạo Giới Đạo Diệp, khen rằng “Tam Trường Tiên Trung ưu hạng dự yến Tiến Sĩ”.


Thời cận đại thì có Hòa Thượng Khánh Anh, Khánh Tín - Giải An - Huyền Tấn – Hòa Thượng Hồng Ân…

Có những vị sau khi từ quan, hay giả từ chốn giàu sang quan quyền, nhìn thấy cõi trần luân là ô trọc, nên khoát áo nâu sồng. Như Sư Ông Mười Ba, cháu của vua, Ni Sư Ấn Thuận vợ của quan Đại Thần, cũng là Mẹ của vua “Đặc biệt có một sư huynh ở chùa cũng lâu, nhưng ít ai gọi là Sư mà gọi là Ngài. Sau khi từ giả nhà cầm quyền hắc ám của cộng đảng, sau khi thức tỉnh về chùa tu niệm mấy chục năm rồi vãng sanh và chôn ở vườn chùa đó là chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng.

 

Tôi sanh ra ở Quảng Ngãi- nên viết đến chùa Thiên Ấn xứ Quảng liền nhớ đến những nhân vật đi vào lịch sử xứ này như sau:

Như đã nói ở trên Xứ Quảng là nơi cày lên sỏi đá, ăn độn hơn ăn cơm, lấy muối thay cho thức ăn. Còn ở điệu vất vả trăm bề; làm ruộng, tác nước, bón phân…Nhưng có điều tự hào đã sản sanh ra không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt, ra đường là giáp mặt liền, đôi khi còn đấu đá lẫn nhau.

 -Khi xưa thì có vua Nam Chiểu con của Bà Triệu Khôi, Cao Biền ở bên Tàu sợ quá, phải cưỡi diều giấy qua chém. đầu vua tôi. Có người nói rằng: “La Hà Thạch Trận là thành do vua Nam Chiếu xây”. Có Ông thần nổi tiếng khắp Việt Nam và cả bên Cao Miên cũng sanh ở đây, có ai xa lạ gì Tả Quan Lê Văn Duyệt có một ông quan tên họ giống nhà đại cách mạng bên Tàu là Trương Đăng Quế sinh năm 1793. Làm quan Đại Thần 4 đời vua Triều Nguyễn, được phong chức Phụ chánh Đại Thần.

 

Còn có một Ông Quan mà gắn bó với Phật Giáo tỉnh nhà nói chung và chùa Thiên Ấn nói riêng là Ông Nguyễn Thân –Ông làm đến chức Đông Các Đại Học Sĩ. Sau lại gã con gái cho vua vợ ông lại cởi áo thế gian đầu Phật trở thành Ni Sư đầu tiên ở Quảng Ngãi là Sư Cô Ấn Thuận. Và còn nhiều nhân vật tên tuổi, nhưng không tiện kể hết ra đây.

 

Bây giờ trở lại thơ văn, xa xưa thì tôi không rõ, nhưng néu tìm ra thì kể không hết. Thôi thì nêu vài người như: Bích Khê, Tế Hạnh, Nguyễn Vĩ, Lê Vinh Ninh.

 Trích thơ Tết Lê Vinh Ninh:

“Quê hương tôi gối đầu lên vách đá

Ngút Trường Sơn, sương sớm phủ lưng đèo

Nhạc biển nhớ mây ngàn thương tóc trắng

Rừng chim ca, nằm nghe suối Xuân reo…”

 

Nói đến thơ văn, cũng không quên nhắc đến hai vị Thiền sư, một xưa, một nay cùng một tên là Mãn Giác.

-Ngô Tất Tố dịch 2 câu thơ của vị xưa:

“Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai”.


 Thiền Sư mãn Giác thời nay:

“Ô hay! Xuân đến bao giờ nhỉ?

Nghe tiếng hoa khai bổng giật mình

Sáng nay thức dậy cài thêm áo

Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”

 

Nói đến thơ Xuân trong Thiền môn là nói đến triết lý thâm diệu của Đại Thừa Phật Giáo. Áp dụng trong cõi nhân sinh và cuộc sống, bàn về thi thiền, thì không bao giờ chấm dứt. Thôi thì lấy bản thân của đại Thi Hào Nguyễn Du Nguời đã Thi Hóa Kinh Kim Cang trong truyện Kiều, cũng như cúng Thập Loại Cô Hồn. Trong đó có 2 câu mà Tổng Thống Mỹ Bill Linton khi thăm Việt Nam tháng 11 năm 2000, phải đọc cho sinh viên Việt Nam học tập:

 “Sen tàn, Cúc lại nở hoa

 Đêm dài, ngày ngắn, Đông đà sang Xuân”

 

Trải qua bao biến thiên của lịch sử và thời gian, hơn 60 năm qua - cứ mỗi lần Xuân đến, lại nhớ đến chùa xưa.

 Kính chúc quý vị, một năm tràn đầy niềm hy vọng, an khương -thịnh đạt- cát tường - như ý.

 

Tâm Phú

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)