- - Lá thư tòa soạn
- - Mùa Phật đản PL 2556 - HT Thích Chơn Thành
- - Nguyện cầu - thơ Thanh Tùng
- - Kỷ niệm ngày sanh - Thích Quảng Thanh
- - Những sắc thái đặc thù của Phật giáo - Nguyễn Trần Ai
- - Thiền ngữ qua thi ca - Như Hùng
- - Tâm Tình Lữ Khách- thơ Thanh Trí Cao
- - Sự phục vụ của Đức Phật trên thế gian này - Thích Quảng Bảo
- - Phương Cách Đản Sanh Của Chư Phật- Thích Nữ Giới Hương
- - Quê Hương - thơ Vũ Khang
- - Phật Giáo Tinh Hoa và Phát Triển - Tùng Sơn
- - Dấu xưa - Nhuận Hùng
- - Nói xấu người khác: những hậu quả & cách chuyển hóa - Ni Sư Thubten Chodron
- - Danh Ni Truyện - Ngọc Bảo
- - Quán Không - Nhiên Như
- - Chào em, con chim nhỏ - Hạnh Chi
- - Về lại chùa Bảo Quang ngắm sen nhân mùa Phật Đản PL 2556/ Cư sĩ Tâm Phú
- - Chỉ một chữ duyên - Như Thủy
- - Một ngày tu tập tại chùa Bảo Quang - Ngọc Như Ý
- - Oan ức không cần biện bạch - Tâm Tường Lê Đình Cát
- - Bước Nhẹ Vào Thiên Thu - thơ Nhất Phương
- - Tám bài kệ chuyển hóa tâm - Thanh Thái
- - Nhớ - thơ Hoài Hương
- - Thiếu Lâm công phu võ thuật - Thanh Đinh chuyển ngữ
- - Những ngôi chùa cổ - Diệu Trí
- - Trường Việt Ngữ họp mặt tân niên - Phan Như Huyên
- - Những búp sen non/ Gia Đình Phật Tử Bảo Quang- Phúc Lâm Đinh Thanh Tùng
- - Cuộc Di Tản Miền Trung 29-3-1975 - Trần Khiêm
- Truc Lam so 61
Mùa Phật Đản PL. 2556 - 2012
Hòa Thượng Thích Chơn Thành
Kính Bạch Chư Tôn Đức Tăng –Ni,
Kính thưa Qúy vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
Quy Đồng Hương và Đồng Bào Phật Tử
Hoa anh đào đang nở rộ khắp nơi trên nước Phù Tang báo hiệu cho hoa vô ưu sắp nở khắp nơi trên địa cầu lần thứ 2635. Hoa vô ưu tượng trưng cho sự Đản sinh của Đức Thích Ca ra đời mà trước đó, trong một đêm thanh tịnh, hoàng hậu Maya nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà từ không gian vô biên và thời gian vô tận, chui vào hông của Bà, hôm sau được A-tư-đà đoán mộng để vua Tịnh Phạn biết điềm kiết hung. A-Tư-Đà nghe rõ điềm lành của Hoàng Hậu rồi thưa cùng vua Tịnh Phạn rằng đây là điềm tuyệt lành, điềm này cho biết một Thánh nhân sẽ ra đời.Vua Tịnh Phạn cùng mọi người trong hoàng tộc đều vui mừng. Thực vậy, trải qua hơn chin tháng nằm trong bụng chật hẹp của mẫu hậu nhưng tâm rất an lạc, vì Bồ Tát dùng phương tiện hóa sinh vào đời ác năm thứ ô trược để tế độ quần sinh. Mặc dù sinh vào đời ác năm trược nhưng sáu thức vẫn thanh tịnh như hoa anh đào đẹp đẽ phơi cánh giữa gió Xuân nồng ấm.Con voi trắng, sáu ngà đều trắng, tượng trưng cho sáu thức tuyệt đối trắng phau, thanh tịnh tuyệt vời. Mắt nhìn vạn hữu nhưng không bị dính mắc, nên sự nhãn thức tuyệt đối thanh tịnh, tai nghe muôn lời nhưng tâm không xao động, nên nhĩ thức vẫn thanh tịnh, mũi ngửi các mùi mà lòng không bị dính mắc, nên tỉ thức thanh tịnh, lưỡi nếm các vị mà tâm không bị trói buộc, nên miệng vẫn thoang thoảng vị ngọt, tay chân thân thể va chạm các đối tượng ngoại tại nhưng tâm không bị ôm níu, ý thức không trụ, nên tâm tuyệt đối thanh tịnh. Sáu giác quan lành mạnh, nên sáu thức thật tinh anh và ý thức trở thành diệu quan sát trí, nhìn xuyên suốt không gian bao la và thời gian vô tận; ngã thức (Sub Concuosness) không còn đối tượng để ôm níu, chấp khoan chấp nhặt và trở thành Bình-Đẳng Tánh-Trí. Vì thế, tàng thức (unconscuousness) trở nên trắng phau một mạch và chứa nhóm vô lượng hạnh lành, vô lượng công đức thế gian và vô biên công đức siêu việt, và Tàng Thức chuyển thành Đại-Viên Cảnh Trí, là bậc thầy của trời người khắp mười phương vô tận giới.
Kính thưa Liệt Quý Vị,
Phật Pháp tuyệt đối không dạy chúng sinh cuồng tín để thống trí mà chỉ dạy chúng sinh nên mở rộng tâm hồn, để yêu thương và để được yêu thương, Phật pháp không dùng uy quyền tuyệt đối để hà hiếp chúng sinh, không dùng độc tài hay độc tài đảng trị để mị con người, lường gạt dân tộc và đàn áp dân lành, ngược lại Phật pháp chỉ áp dụng triết lý dân chủ để giáo dưỡng nhân dân, lấy tinh thần từ bi xóa bỏ mọi hận thù, có như vậy mới đoàn kết được mọi thành phần dân tộc, để giữ nước và dựng nước, hướng dẫn dân chúng xóa bỏ lòng ích kỷ và tâm kỳ thị địa phương, giữa khu vực này với khu vực khác, giữa nhân dân các miền, giữa nhân dân bản xứ và nhân dân ít người, bởi vì tất cả đều là những chúng sinh, những con người, biết ham sống sợ chết, thích an vui sợ khổ đau, nên phải được sống bình đẳng dưới ánh mặt trời, để cùng nhau đóng góp toàn lực vào công cuộc xây dựng lại văn hóa, đạo đức cá nhân, đạo đức xã-hội, thúc đẩy toàn dân nổ lực phát triển kinh tế, như trong Bát-Nhã Tâm Kinh đức Phật đã dùng những ẩn ngữ, ẩn nghĩa để dạy, tùy trình độ của mỗi thời đại hiểu sâu cạn khác nhau. Bởi vì, diệu âm của Phật chỉ có một, nhưng tùy căn tánh mà hiểu khác nhau, ví như mở đầu Bát-Nhã Tâm Kinh đức Phật dạy: Bồ-Tát Quán Tự-Tại trong lúc trí-tuệ siêu-việt tuyệt đối để xem xét vạn sự vạn vật trong vũ-trụ, thấy tất cả đều không, nên vượt qua tất cả khổ ách. Sở dĩ nhân loại bị đau khổ triền miên, bị luân hồi vĩnh kiếp là vì chúng ta không biết buông xả, không biết delite những lớp bụi đời, những lớp bụi phiền não, những lớp tham sân si, nên lâu đời lâu kiếp nghiệp chướng trở nên nặng nề, si mê lầm lạc, nên hardit trong tâm hồn, trong đầu óc tự động đóng cứng những lớp đen, những hoài niệm tham sân si mạn nghi, ác kiến cứ chồng chất mãi rồi sự hấp dẫn của chúng càng tăng dần, như rỉ sét ăn sâu vào kim loại, thực tế hơn, ví như con mắt khi nhìn thấy sắc đẹp liền bị sắc đẹp của giới nữ, suốt đời gở không ra, ngày đêm mơ mơ tưởng tưởng mãi, sự đau khổ luôn luôn đi theo sự mơ tưởng, mỗi lúc bệnh tâm thần càng nặng và cơn điên bắt đầu.
Chư Phật, các Bồ-tát nhìn vạn hữu vũ trụ đều do các duyên họp lại mà sinh ra rồi cũng do các duyên tan mà diệt. Vì vậy, do duyên sinh nên tất cả đều vô thường, nên không một lực hấp dẫn siêu hình hay vật chất nào làm dính mắc các ngài, sắc đẹp đến với Bồ-Tát Ngài vẫn nhìn nhưng sắc đẹp đi qua không lưu giữ, nên tâm lúc nào cũng thanh tịnh, tâm mở rộng đến vô biên, thương tất cả muôn loài mà vẫn chấp, không trụ, đến đi như gió thoảng mây bay, bầu trời lúc nào cũng xanh biếc.
Chúng ta có thể đưa câu này xuống bình diện đệ nhị nghĩa đế và đưa vào kinh tế học “Quán Tự Tại Bồ Tát khi dùng con mắt trí tuệ để xem xét và thấy rõ rằng muốn làm cho quốc gia được hưng thịnh thì phải phát triển kinh tế. Muốn làm cho kinh tế phát triển, thì các ngân hàng luôn luôn xem tiền bạc là không, là vô thường, có như vậy hệ thống tiền bạc mới luân lưu đều đặn, ví dụ các ngân hàng cho các nhà kinh doanh vay tiền dễ dàng, họ mới có tư bản để đầu tư vào các dịch vụ như xây dựng các nhà máy, tạo các công ty, lập các companies, các corporation, mở các cửa tiệm vân vân. Dịch vụ càng nhiều thất nghiệp càng giảm, chính phủ thu được nhiều thuế, và giảm chi tiền để cung cấp nhân dân lao động bị thất nghiệp. Thế là nền kinh tế quốc gia luôn luôn khởi sắc, dân giàu nước mạnh.
Miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản cũng chỉ vì không xây dựng được kinh tế, tất cả chỉ nương tựa vào bè bạn từ A tới Z thêm vào đó là nạn phong kiến, độc tài, tham nhũng mà không ai chịu trách nhiệm, mình đã làm mất nước, có lỗi với quốc dân. Đó là khuyết điểm nặng nề nhất của các nhà lảnh đạo Miền Nam đã để đất nước Việt Nam rơi vào các tay kẻ bán nước buôn dân, từ Hồ-Chí-Minh đến Nguyễn Tấn Dũng. Hiện nay quốc dân đồng bào Việt-nam đã thấy rõ ràng kẻ bán nước buôn dân và Tàu đang đô hộ Việt-Nam bằng chính sách tàn nghiệt nhất, chúng muốn giết sạch dân Việt-Nam bằng các hóa chất độc, bỏ vào các thức ăn, biến thịt hôi thối thành thịt tốt bằng chất hóa học, dùng mủ cao su làm gạo, chúng triệt để khai thác các quặn mỏ như Bô-xít ở Tây Nguyên, tháo nước bùn đỏ để giết dân Miền Nam, cùng lúc thực hiện chính sách thực dân mới hiện đại nhằm cướp nước một cách nhẹ nhàng, người ngoài khó thấy, nhưng lưới trời lồng lộng, không ai tránh khỏi luật vô thường. các gốc cổ thụ Liên Xô và Đông Âu đã chết thì Cộng Sản Tàu hay Việt-Nam cũng sẽ chết không xa.Vì thế, những nhà lãnh đạo đất nước hậu Cộng Sản phải hiểu rằng vạn vật vô thường, lãnh đạo cũng vô thường,hiểu rõ như thế nhà nước phải biết mở rộng tâm hồn thật to lớn, buông xả, nổ lực thực hiện tinh thần tự do dân chủ, để toàn dân tự do tham gia vào các việc ăn, nói, gói, xách, nói gọn là tự do dân chủ, phân Ba Quyền rõ rệt, tích cực giáo dục dân chúng bằng tất cả phương pháp tốt, phương tiện lành mạnh và thực lòng giúp dân xây dựng một nền kinh tế lớn, để đưa tổ quốc đi lên.
Xá-Lợi Phất nên biết, sắc bất dị không, không bất dị sắc. Trên phương diện kinh tế học chúng ta chuyển câu này xuống đệ nhị nghĩa đế, tức xã-hội nói rõ là kinh tế học: sản xuất tức tiêu thụ, tiêu thụ tức sản xuất. Nếu sản xuất không có thị trường tiêu thụ thì hàng hóa bị ứ đọng, các nhà máy bị đóng cửa, sản xuất chết. Ngược lại mức tiêu thụ nhiều nhưng hàng hóa không có, vì không có nhà máy sản xuất, thì tiêu thụ không có hàng. Vì thế cung cũng là cầu, cầu cũng là cung hổ tương mật thiết, sắc bất di không, không bất dị sắc, sắc tức thị không không tức thị sắc. Nếu sắc cũng là không, không cũng là sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc bằng sản xuất tức tiêu thụ, tiêu thụ là sản xuất. Nói tóm lại, cặp ba duyên sinh, nên vô thường và không, thấy rõ như vậy nên vượt qua được mọi khổ ách trên đệ nhất nghĩa đế cũng như ngân hàng, sản xuất và tiêu thụ lưu thông đều đặn thì nhân dân vượt qua mọi nghèo đói, chậm tiến, nhà nước thu được nhiều khoản thuế, có nhiều tiền xây dựng quốc gia, dân càng giàu, nước càng mạnh. Và nạn thất nghiệp lại giảm, chính phủ thu nhiều mà chi ít cho lao động thất nghiệp. Đây chính là lý thuyết của Phật Giáo trên bình diện đệ nhị nghĩa đế tức xã-hội. Nói gọn hơn, cặp ba ngân hàng,sản xuất, tiêu thụ phải được sinh cùng lúc trong kinh tế học hiện đại, để giải quyết nạn nghèo đói, chậm tiến và nô lệ. Nhưng ba nhánh này phải được đặt trên một thân lớn là Nhà Nước phải được thiết lập trên nền tảng dân chủ, tự do thực sự, tam quyền được phân định rõ rệt, luật pháp phải phân minh, để diệt trừ những kẻ gian hùng trong chính phủ cũng như trong xã-hội, có tâm bất chính lợi dụng quyền hành tham nhũng, gian lận làm việc phi pháp, vi phạm luật pháp, buôn dân bán nước.
Hòa Thượng Thích Chơn Thành