(Tiếp theo)
Ngày Tàn Bạo Chúa.
“Sau cơn mưa trời lại sáng…”
Đúng vậy, ai ai cũng biết như thế, nhưng trước khi trời mưa chúng ta thấy những hiện tượng xảy ra tùy theo cơn mưa lớn hoặc nhỏ có nhiều lúc bão tố, ngập lụt không chừng. Nhưng cũng có khi mưa gió hoặc giông tố nổi lên bất thường ngược với thời tiết. Chúng ta hiểu ngay đó là những điềm không lành hoặc là một hiện tượng gì đó…mà nhãn quan bình thường không thể hiểu và đoán trước sự kiện tốt - xấu sẽ xảy ra.
Do vậy, từ việc này ta suy ra việc khác, thử nghĩ, ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những cuộc binh biến hãi hùng trên quê hương yêu dấu…Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, về mặt xã hội, các nước nhược tiểu thường bị các nước lớn xâm chiếm, không sao tránh khỏi cảnh thăng trầm đất nước đảo điên. Trong công cuộc đấu tranh dành độc lập, tự do, nhân quyền dân chủ, không thể nói bằng miệng hoặc trên giấy báo mà thành công được.
Nếu nói theo xã hội đương đại thì chúng ta có rất nhiều phương tiện đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ. Một đất nước bị áp chế cũng có thể dùng mọi phương tiện bằng máy vi tính, hoặc trên mạng lưới cũng có thể lập thành nhiều nhóm liên kết với nhau. Nếu được như thế cũng có nhiều ưu điểm trên mạng lưới vô tuyến, nhất định sẽ dành lại sự công bằng cho những người dân cơ hàn khốn khổ…
Vì vậy, những bậc tiền bối, cha ông ta đã can đảm đứng lên quyết dành lại giang sơn gấm vóc, dù phải hy sinh bản thân mình cho đại nghĩa, quyết dành lại từng tấc đất để cho con cháu về sau. Tất cả đều phải trả một giá rất đắt bằng xương, bằng máu, bằng vật chất quyết dành lại công bằng cho dân tộc của mình. Trí tuệ và sự sáng suốt, khôn khéo đồng lòng hiến dâng cho tiền đồ đất nước, không mang tính cá nhân hay trục lợi sẽ tránh khỏi mọi cạm bẫy của đối phương. Với ý chí kiên cường bất khuất thương yêu đồng đội, đoàn kết hợp lực cùng chung một chí hướng quyết đi trên con đường đấu tranh, thì ngày trở về quang phục lại quê hương sớm thành tựu, còn bằng không vẫn là kẻ tha phương nơi xứ người.
Lại nhắc đến chàng thanh niên trong đoàn Sơn Đông mãi võ, bị các cơ quan an ninh địa phương truy nã gắt gao và hình ảnh chàng dán khắp mọi nơi trên đất Hoa Lục để nhân dân nhận diện. Thật khổ thay, đã dấn thân vào con đường khôi phục giang sơn, theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi của mảnh đất sinh ra và lớn lên đã bị kẻ địch chiếm và cướp hết tài nguyên, chàng đã kêu gọi dân làng đứng lên dành lại quyền tự trị việc làm ấy đều bị thất bại. Chàng thầm nghĩ không lẽ mình đành bó tay đầu hàng giặc hay sao?
Còn sư phụ, còn dòng tộc bị chúng giết thê thảm và dân làng bị đày đọa khắp nơi, lương tâm chàng không thể buông xuôi theo dòng nước lũ. Chàng thầm hỏi và tự động viên lấy mình: Ta phải cố lên gắng thắp sáng ngọn lửa đấu tranh không thể dập tắt được, cho dù bão tố mưa sa.
Chúng giặc cướp đất, cướp nhà của bao người dân lành phải biết luật nhân qủa không thể trốn chạy được. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát. Gieo nhân nào gặt qủa nấy, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, vua chúa hay dân dã, việc làm dù thiện hay ác đều có quả báo: Không sớm thì chầy đã gieo nhân ắt có quả. Nhân quả báo ứng ai ai cũng hiểu điều đó.
Chàng vẫn chưa có lối thoát vì chung quanh là những tai mắt của triều đình chúng luôn luôn bắt bớ những ai bị tình nghi cho là tạo phản chống lại triều đình lúc bấy giờ. Chủ trương của họ là: “bắt lầm hơn bỏ sót”. Thật mỉa mai, cho một triều đại thối nát đê hèn, xem dân chúng như cỏ, như rác, giết dân lành vô tội, không chút thương tâm.
Khắc phục mọi gian nan và cực khổ chàng lặn lội từ tỉnh này sang tỉnh khác bao gồm như: Quế Châu, Hàn Châu, Tứ Xuyên, Triết Giang từ đông sang tây từ nam đến bắc khắp nơi…hành nghề sơn đông mãi võ mục đích không phải mưu sinh bình thường. Mà chàng đi sâu vào lòng dân để dấy lên phong trào đòi lại dân chủ, tự do nhân quyền, cho dân chúng bị bọn tham ô chiếm đoạt tài sản khiến cho bao người dân đói rét sống trong cảnh lầm than, cơ cực…
Trong lúc đang hoạt động chàng bị tình nghi và bắt giam đưa vào ngục thất, sau đó chàng bị chúng đưa đến một nơi xa xôi hẻo lánh không ai có thể tìm cứu được. Cuối cùng chàng đành bó tay chịu bao khổ nhục trong chốn lao tù, chưa biết ngày nào ra chẳng khác nào đám mây đen bủa khắp mọi nơi. Chàng thầm nghĩ: “Cửa địa ngục có ai thoát khỏi hay không?” Đúng, dân gian thường nói:
“Nhứt nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”
(Một ngày trong tù bằng cả ngàn năm bên ngoài)
Nơi lao tù dù tra tấn đến đâu cũng không thể làm cho chàng thối chí nản lòng, nhờ lòng kiên nhẫn và quyết chí nung đúc tinh thần đấu tranh cho dân tộc. Bởi vì chàng đã đổi họ thay tên từ khi bước vào chốn thiền môn, từ lúc lên mười được sư phụ nuôi nấng chỉ dạy và truyền lại võ công…
Ngay trong lúc đó tại triều đình xảy ra không biết bao nhiệu sự phân tranh từ nội bộ mà ra. Quyền hành tranh dành mà chém giết lẫn nhau Người em của vua đương thời trong triều đình, lại là quan lớn nắm hết quyền bính, tất cả binh sĩ đều do ông điều động, nghiệt ngã giặc biên thùy không quấy nhiễu mà chính ông ép người dân trong nước đến bước đường cùng, chẳng hạn như: ruộng đất đều phải sung vào của công, thuế cao và chiếm đất dân làm việc tư hữu, trường học hạn chế, đưa dân lên những vùng thâm sâu cùng cốc để khai phá đất hoang mà sinh sống. Từ đó dân chúng lâm vào cảnh bần cùng khốn khổ, đứng lên đòi lại sự sống công bình, nhân quyền nhưng đều bị bọn quan quyền tham ô bắt bớ, tù đày rất dã man. Thật đúng với câu người xưa thường nói:
“Tức nước vỡ bờ” hay nói một cách khác
“Cùng tắc biến, biến tắc thông”.
Ví như cỏ dại bị bị đá lớn đè nó
cũng cố vươn lên để tìm sự sống. Một khi ngọn lửa đấu tranh gặp chướng ngại đang
âm ỷ trong đống tro tàn, tưởng như tàn lụn, nhưng đến một lúc nào đó, không thể
đoán trước được. “Thiên cơ bất khà lậu”.
“Ông trời có mắt”, không thể làm ngơ, khiến dân chúng cơ cực buộc phải đứng lên đòi sự công bình cho xã hội.
Nhắc lại vị vua này cũng đang lo sợ người em ruột hạ bệ mình mà đoạt lấy ngôi vị. Cho nên đi trước một bước ra lệnh phải triệt hạ tất cả những ai có liên quan đến dòng tộc mang họ vua chúa thời trước đều bị kết tội, bắt giam và hành xử không chừa một ai, cho dù con nít mang họ …Thụy. Thật dã man thay ông trời không thể là ngơ được những tiếng khóc than ai oán của dòng tộc bị đọa đày này.
Ba năm sau…!
Tại một vùng đất của Hoa lục thuộc tỉnh…làng…
là vùng đất trù phú nhất nơi đây, cũng là nguồn lợi lớn của triều đình lúc bấy giờ. Không thể làm ngơ, cẩn thận trong việc canh gác và bảo vệ hải sản tối đa, thế mà có những sự kiện xảy ra thật lạ lùng khiến cho dân làng và bọn lính canh giữ không thể ngờ được. Sự việc như thế này: “Trước đó, ba tháng trời bổng dưng thay đổi thời tiết nóng thành lạnh, lạnh thành nóng không đúng vào chu kỳ của vùng này. Thoạt đầu ba ngày liền mặt trời lúc hoàng hôn cũng như rạng đông đều đỏ rực như màu máu khiến nhiều dân lành hồ nghi nhứt là những vị bô lão thường hay bàn tán với nhau. Nhưng chẳng ai dám hé miệng ra điều gì sợ mang họa vào thân. Thế rồi, sau đó xảy ra thêm một sự kiện nữa dân làng thật là lo sợ nhưng mưa gió trái mùa, cào cào cắn lúa non, sâu rày phá hoại mùa màng…Lúa mùa bị mất sạch gây cảnh đói khát, dân chúng chết đói, chết vì bệnh dịch không ít.
Theo tập tục của người xưa những hiện tượng này thường hay báo trước những điềm không mấy tốt sẽ xảy ra chẳng hạng như chiến tranh, giặc giã, chết chóc hoặc là thiên tai, bệnh tật…
Quả nhiên, đúng thật có người cho biết lúc bấy giở tại làng…xã ….tỉnh….tại sông Dương Tử nơi đó là con sông lớn của Trung Quốc. Thế mà, lại có những sự việc không ngờ đã xảy ra…Cứ mỗi buổi sáng ra thì thấy cá chết hàng loại bên bờ sông quan quân ở đây đang tìm hiểu vì sao lại xảy ra như thế.
Tại triều đình lúc bây giờ nhà vua bối rối lo lắng vì tại hoàng cung, hoàng hậu bổng nhiên phát bệnh lạ thường la hét, bức áo bức quần trông như kẻ tâm thần điên loạn, nói năng bừa bãi không còn biết mình là ai. Thấy vậy, nhà vua cho triệu tập tất cả danh y về chữa bệnh cho hoàng hậu nhưng cũng chẳng có kết quả gì đành bó tay. Cuối cùng, Bà bị cách ly không được gần gũi ai. Kế tiếp, được tin quân lính báo vị hoàng tử đi săn gặp nạn, thương tích nặng cần phài cứu gấp. Nhà vua truyền mời danh y về điều trị, nhưng vẫn không cứu nổi.
Một khi trong gia đình có việc không may xảy ra, thì chủ gia đình là người lo lắng nhất. Chưa kể là một vị vua cai quản hàng vạn dân nhưng khi trong gia đình gặp một chút nạn là đã đảo điên lên rồi huống hồ dưới trướng của vua có biết bao nhiêu quan tướng bất trung, làm nhiều điều trái với luơng tâm, khiến cho dân chúng oán than.
Cổ nhân có câu:
“Thượng bất chính thì hạ tất loạn”
(Người trên không chính, kẻ dưới làm loạn)
Chưa hết, lúc bấy giờ thừa cơ hội nhà vua lo lắng cho người thân, thì bên ngoài em của nhà vua muốn hạ bệ anh mình, “thừa nước đục thả câu”. Mượn cớ đem binh đi dẹp bọn thảo khấu ngầm âm mưu làm chủ các tỉnh nhỏ rồi sau đó sẽ giết vua đoạt ngôi. Nhưng không đủ sức thực hiện mưu toan đen tối, chỉ dùng thủ đoạt nham hiểm dưới chiêu bài “Ngư ông thủ lợi”. Mượn tay người khác là mà chờ thời để hưởng lợi.
Cũng vào thời gian ấy, tại vùng đất Tứ Xuyên có một số người không hiểu từ đâu kéo đến cờ xí rầm rộ tung hô: “Hoàng tử điện hạ…” của vị vua tiền nhiệm trước nay chiêu quân để khôi phục lại giang sơn. Thật ra không lượng sức mình, hoàng tử này thật hay giả chưa rõ. Nhưng khi xuất hiện liền bị quân lính của triều đình dẹp ngay. Có nhiều người phải hy sinh và còn lại bị bắt giam cầm rất dã man. Vị hoàng tử ấy, may mắn gặp được Mã Đại Nhân ra tay cứu thoát mang đi trú ẩn một nơi xa xôi không ai biết, chờ ngày quang phục lại quê hương. Trước những tranh chấp như thế, người dân rất là khốn khổ chỉ biết cầu trời khấn Phật xin cho đất nước sớm chấm dứt chiến tranh, để dân chúng được sống an vui hạnh phúc. Tiếng kêu ấy thấu đến thiên đình, nhưng minh quân chưa thấy xuất hiện.
“Nỗi đau mất nước, có buồn nào hơn…”.
Cùng thời gian ấy, nhắc đến chàng thanh niên trong đoàn Sơn Đông mãi võ không ai biết đến tông tích chàng chết hay sống vì đã vắng bóng khá lâu. Triều đình nhà vua đã ráo riết ngày đêm truy tìm để tiêu diệt cho bằng hết những gì liên quan đến triều đại trước dù là một đứa bé sơ sinh. Với chủ trương “Diệt cỏ là phải diệt tận gốc”. Tàn ác thật là tàn ác không còn phương cách nào diễn tả cho hết được. Triều đại hung tàn như thế sẽ có ngày diệt vong.
Chàng không chết trong nhà giam mà phải vươn lên trong hơi thở cuối cùng. Dù chàng bị tra tấn hành hạ cách mấy cũng chẳng một than thở. Với ý chí kiên cường sắt thép như thế làm cho bọn giặc khiếp sợ. Không bằng chứng không tìm được manh mối nên chàng vẫn còn có cơ may thoát khổ ngục tù. Ánh sáng cuối đường hầm cũng có thể là tia hy vọng cho ngày mai. Những tháng ngày mùa Đông lạnh lẽo chàng lại nhớ đến câu thơ người xưa:
“Lạnh thêm chút nữa lạnh ơi!
Cho Xuân rực sáng giữa đời sắc không
Vô ưu hoa nở trong lòng
Đất Tâm hoa nở mênh mông trời vàng”
Cảnh lao tù lúc nào cũng tối tăm cơ cực nhưng cũng là nơi thử thách để kiên trì rèn luyện hun đúc tinh thần chờ thời cơ đến, trong cái rủi, có cái may chàng sẽ gặp được “Thiện tri thức” hoặc là ai đó sẽ chỉ bày cho chàng một hướng đi chân chính để đến đích. Qủa thật vậy cũng là đều tốt cho chàng có cơ hội tịnh tâm tu tập, giáo pháp cao siêu của Phật Đà bất cứ nơi nào cũng có thể tu tập được. Miễn sao chúng ta không bị phiền não trói buộc. Dù nhà tù tối tăm cũng có thể biến thành nơi trang nhiêm thanh tịnh để tu tập và trau dồi công phu tăng trưởng nội lực. Chàng thường đọc tụng bài sám:
“Qui mạng thập phương Điều Ngự Sư,
Diễn dương thanh tịnh vi diệu pháp
…………………………………….
…………………………………….
Bồ Đề tâm nhi bất thối tu tập chánh pháp liễu ngộ đại thừa. Khai lục độ chi hạnh môn việt tam kỳ chi kiếp hải. Kiến pháp tràng ư xứ xứ phá nghi võng ư trùng trùng, hành phục chúng ma thiệu long tam bảo…”
(Sám Quy Mạng)
Sau khi phát hiện vách tường cũ có rĩ đường nứt nước ẩm ướt chàng quyết dùng nội lực phá vỡ một viên đá nhìn sang phòng giam bên cạnh, thì nghe có tiếng thở dài và tiếng nói nho nhỏ. À…thì ra ở đây có phòng biệt giam dành cho các trọng phạm, ta phải lập tức khám phá cho kỳ được để liên kết với người cùng chung cảnh ngộ, sau đó tìm lối trốn thoát.
Không thể tin vào mắt mình được,
khi bên cạnh vách tường nhà giam lại là một nhân vật mà chàng chưa từng gặp bao
giờ. Ông lão tuy lớn tuổi nhưng cốt cách rất là phương phi, râu tóc trắng tinh
thật dài, đôi mắt sáng quắc giọng nói nghe chấn động trông như một tiên ông. Nghe
tiếng động ông ta liền nói: “Ai đó, dám vào đây quấy động ta, không sợ chết hả?”
Thấy vậy, chàng liền uốn người phóng qua kẻ hở một cách nhẹ nhàng, bước đến trước
mặt ông ta và thi lễ theo phong cách của một môn sinh.
-Kính chào tiền bối.
Ông lão đáp lại: “Tại sao, ngươi vào đây?
Chàng từ tốn thưa: “Thưa tiên
sinh, câu chuyện này dài dòng lắm, xin được kể lại
sau",
Chàng liền hỏi tiếp: “Xin tiền bối cho biết quý danh và duyên cớ chi mà lão ở đây…”
-À! cứ gọi ta là Lão Tín là đủ rồi. Đừng thắc mắc chi nữa, kể từ nay ta đã có đồ đệ rồi, sao lạy tạ ta đi. Bổng nhiên Lão cười thật to: “tiếng cười giòn giã ha..ha..ha…kể như bạo chúa sắp hết đời rồi”. Khiến cho chàng càng bối rối không biết việc gì sẽ xảy ra. Chàng không thể nào tin được Lão Tín này mắc bệnh tâm thần. Lão chỉ trầm ngâm không nói hay than thở một lời nào. Nhưng có nhiều lúc chàng bị Lão Tín tóm cổ ném vào vách tường như một trái banh liên tục như thế. Nếu như chàng không có nội lực của người chuyên luyện võ công thì mất mạng hoặc ít lắm cũng đầy thương tích. Nhưng thâm ý chàng đoán được Lão sẽ truyền lại cho người có bản lãnh và nội lực thâm sâu, mới đủ sức tiếp nhận môn võ công tuyệt đỉnh. Có lẽ chàng đã có duyên với Lão Tín từ tiền kiếp. Cho nên tuy mới gặp mặt nhưng rất thân thiết, nên ra sức nhào nắn chàng như thế. Thấy chàng có vẻ thản nhiên. Lão Tín bèn nói tiếp khá lắm, khá lắm. Ngươi có biết ta ở đây bao nhiêu năm hay không?.
-Dạ không biết.
-Hà…hà ta đã ở đây trên 36 năm.
Chàng liền thưa rằng:
-Vì sao Ngài bị giam vào nơi này?
Lão Tín: “Không trả lời, hỏi ngược lại còn ngươi tên họ là gì, làm nghề gì, có tham gia trong binh lính triều đình hay không? Phạm tội gì? ? ?...”
Hàng loạt câu hỏi như thế. Khiến chàng hiểu ngay Lão Tín này không phải là nguời tầm thường. Chưa hết, Lão còn lấy trong túi áo một tấm vải cũ thâm màu nho nhỏ xếp vuông và bảo người hãy học thuộc sẽ có lợi về sau. Chàng liền mở ra xem chỉ thấy vỏn vẹn có mới chữ:
Lời Đức Phật Dạy:
“Lấy bệnh khổ làm thuốc thần
Lấy hoạn nạn làm giải thoát
Lấy khúc mắc làm thú vị
Lấy ma quân làm bạn đạo
Lấy khó khăn làm thích thú
Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
Lấy kẻ chống đối làm nơi giao du
Coi thi ân như đôi dép bỏ
Lấy xả lợi làm vinh hoa
Lấy oan ức làm cửa ngỏ đạo hạnh”
(Luận Bảo Vương Tam Muội)
Câu chuyện này tạm ngừng nơi đây.
Và không hiểu về sau chàng và Lão Tín vượt ngục, việc làm ấy, tuy táo bạo nhưng có thành hay không?
-Công cuộc tranh đấu sẽ đi về đâu?
-Còn phải tùy thuộc vào sự chung lưng góp sức với mọi người, cuối cùng rồi sẽ ra sao? Thành hay Bại?
Xin mời quý vị đón đọc kỳ tới.
Nhuận Hùng