- - Thư tòa soạn
- - Ngày Giỗ Của Mẹ
- - Bát Nhã Mẹ Của Phật - Bồ-Tát
- - Cái Vòng Sinh Tử
- - "Có - Không" Trong Phật Giáo
- - Những sắc thái đặc thù Phật Giáo
- - Phật Giáo Tinh Hoa & Phát Triển
- - Bóng Mẹ Trong Con
- - Tư tưởng Thiền tông Việt Nam
- - Sóng Thức Trong A Lại Da Thức
- - Danh Ni Truyện
- - Làm chủ tâm mình
- - Hình Bóng Mẹ Hiền
- - Báu Vật
- No Title
- No Title
Sóng Thức Trong A Lại Da Thức
Nhìn theo quan điểm khoa học hiện đại.
Thích
Chân Quán
- Dẫn nhập.
Từ “Sóng” được nói đến thường xuyên trong lãnh vực khoa học và đời sống, qua các dụng cụ thông tin như cell phone, computer, Ipad, đèn tự động bật sáng ban đêm khi có sinh vật đi qua, phi cơ không người lái, dụng cụ y khoa.v.v.. Các nhà khoa học sáng chế những dụng cụ thu sóng và phát sóng ứng dụng nhiều nhất trong quốc phòng. Sóng, theo định nghĩa của Từ Điển Bách Khoa mở Wikipedia, là một sự rung động (disturbance) hay sự giao động (oscillation) di chuyễn qua không gian và vật chất (matter). Sóng được tạo ra bởi Năng lượng (energy) gọi là Sóng năng lượng (wave power). Cấu trúc của sóng là những hạt nguyên tử hay hạ nguyên tử (subatomic). Sự khác biệt của sóng được xác định qua tần số (frequency), biên độ (amplitude), và độ dài sóng của chúng (wavelength). Nhờ dụng cụ đo sóng này mà các bác sĩ y khoa, đến nay, đã xác định được 5 loại sóng não qua các thực nghiệm trên bộ não của con người trong cách làm việc và suy nghĩ khác nhau.
Gamma |
27 Hz and up |
Gamma is associated with the formation of ideas, language and memory processing, and various types of learning. Gamma waves have been shown to disappear during deep sleep induced by anesthesia, but return with the transition back to a wakeful state. |
Beta |
12hz - 38hz |
Wide awake. This is generally the mental state most people are in during the day and most of their waking lives. Usually, this state in itself is uneventful, but don't underestimate its importance. Many people lack sufficient beta activity, which can cause mental or emotional disorders such as depression, ADD and insomnia. Stimulating beta activity can improve emotional stability, energy levels, attentiveness and concentration. |
Alpha |
8hz - 12hz |
Awake but relaxed and not processing much information. When you get up in the morning and just before sleep, you are naturally in this state. When you close your eyes your brain automatically starts producing more alpha waves. Alpha is usually the goal of experienced meditators, but to enter it using NP3 is incredibly easy. Since alpha is a very receptive, absorbent mental state, you can also use it for effective self-hypnosis, mental re-programming and more. For more information on alpha waves, see the Alpha Brain Waves Infographic. |
Theta |
3hz - 8hz |
Light sleep or extreme relaxation. Theta can also be used for hypnosis and self-programming using pre-recorded suggestions. |
Delta |
0.2hz - 3hz |
Deep, dreamless sleep. Delta is the slowest band of brainwaves. When your dominant brainwave is delta, your body is healing itself and "resetting" its internal clocks. You do not dream in this state and are completely unconscious. |
Sóng não là do năng lượng của tế bào não sinh ra từ phản ứng hóa học xảy ra trong mỗi tế bào của não theo sau:
Glucose + O2 => CO2 + H2O + ATP + nhiệt; rồi ATP (adenosine triphosphate)
phân ra thành ADP (adenosine diphosphate) + năng lượng, số năng lượng này cung ứng cho các hoạt động của tế bào. Glucose là chất đường đơn (simple monosaccharide) do thức ăn biến đổi tạo thành. Vì vậy, chọn thức ăn có nhiều dinh dưỡng và gia tăng dưỡng khí (O2) khi hít vào là rất cần thiết cho sự gia tăng năng lượng của mỗi tế bào hoạt động.
- II. Nội dung.
1/ A Lại Da Thức.
Não là nơi tích lũy trí nhớ. Tế bào não tích lũy trí nhớ dài hạn nằm trên đỉnh đầu, và trí nhớ ngắn hạn nằm trong hệ limbic. Những tin tức được ghi nhận cất giữ trong bộ nhớ dài hạn, theo Duy thức học, bộ nhớ này gọi là Tàng thức, có tên là A Lại Da thức, là thức thứ tám trong hệ cơ-thể tâm thức con người. Mắt, tai, mủi, lưởi, thân là 5 giác quan tiếp xúc với sinh thái bên ngoài, từ hán việt gọi là tiền-ngũ-thức. Mắt đễ thấy vật thể, tai đễ nghe âm thanh, mủi đễ ngửi mùi, lưởi đễ nếm vị, và thân đễ tiếp xúc. Nói một cách khác, theo từ hán việt: “Nhản” duyên với Sắc, “Nhỉ” duyên với Thanh, “Tỉ” duyên với Hương, “Tỉ” duyên với Vị, “Thân” duyên với Xúc. Đó là năm cơ quan (gọi là 5 căn) tiếp xúc năm cảnh vật bên ngoài (gọi là 5 trần). Ý (thức thứ 6) nằm trong não bộ, một mặt, nó nhận được tin tức từ 5 bộ phận bên ngoài truyền vào để nhận định, mặt khác, nó xử lý những cảm giác, tình cảm, tư duy, xuất phát từ bên trong ngay chính nó hay từ những chủng tử hiện hành trong A Lại Da thức, thức thứ 8.
2/ Chức năng A Lại Da Thức.
A Lại Da là âm của tiếng Phạn Alaya, có nghĩa là cái kho chứa gọi là “tàng”. Theo kinh Lăng Già, A Lại Da thức gọi là “A Đà Na Thức”, là thức cơ bản, làm nền tảng, có công năng tiếp nhận, tích chứa, nuôi dưỡng, gìn giữ, và bảo quản tất cả các hạt giống (nếp tư duy) thiện, ác, và không thiện ác, từ vô thủy đến nay, xây dựng, và phát sinh ra sáu thức là Ý thức, Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, và Thân thức, nên một lúc nào đó, có duyên tố phát sinh của một thức thì lúc đó, một thức phát sinh, nếu một lúc nào đó, có duyên tố phát sinh hai đến năm thức, thì lúc đó, có hai đến năm thức đều phát sinh. Ngoài các hạt giống nghiệp, thiện, ác, và không thiện ác, A Lại Da thức còn tích chứa bản thể vốn thanh tịnh của Bồ Đề Niết Bàn từ vô thủy của Tâm, bản thể này bị các duyên che khuất, nên dù rằng, hằng ngày sống trong bản thức mà chẳng tự biết, oan uổng vào lục đạo” (Kinh Lăng Nghiêm).
3/Phiền não chấp chứa trong A Lại Da Thức.
4/ Sóng Thức (sóng phiền não của A Lại Da Thức).
A Lại Da thức là một kho chứa vô hình, vô ảnh, tích chứa các hạt giống này (Nếp Tư Duy), cũng vô hình, vô ảnh, nên sự tác đông của chúng cũng vô hình vô ảnh, vì chúng hoạt động dưới dạng sóng do năng lượng do các tế bào não sản sinh. Sóng này gọi là Sóng thức. Một nếp tư duy phát ra một sóng, trong A Lại Da thức tích chứa hằng hà sa số nếp tư duy, tức chứa hằng hà sa số các loại sóng; vì vậy, trong Kinh Lăng Gìà, Đức Phật dạy: “Biển tàng thức thường trụ, Gió cảnh giới nổi dậy, Lớp lớp các sóng thức, Ào ạt mà chuyển sanh”. Trong Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận có câu: “Biển tàng thức rất sâu rộng; Gió bốn duyên (căn, cảnh, tác ý và chủng tử) một phen thổi vào; Sóng bảy thức nhấp nhô nỗi dậy”.
5/Bốn duyên và ba tự tánh của A Lại Da Thức (hay sự tiếp nhận tân huân chủng tử)
A Lại Da Thức tiếp nhận các chủng tử (Nếp Tư Duy) mới từ sáu thức trước đưa vào theo theo 4 duyên và 3 tự tánh. Bốn duyên, một là Cảnh, tức cảnh vật xung quanh do tiền ngủ thức tiếp nhận; hai là Tác Ý của Ý thức, nghĩa là cái mà tiền ngũ thức chuyển vào cho Ý, Ý thức phải xem xét, phân tích, cân nhắc, lượng định, ra quyết định, rồi chuyển đi; ba là Căn, tức Mạt Na Thức, còn gọi là Truyền Tống Thức, thức đưa thư, khi nhận được báo cáo của Ý thức, người đưa thư này phải chuyển ngay cho A Lại Da thức, nhưng cho rằng mình là người đại diện cho Thức A Lại Da, nên sửa đổi theo hiểu biết của mình rồi mới đưa vào cất giử trong A Lại Gia thức, bốn là Chủng tử mới (tân huân chủng tử) được tiếp nhận. Như vậy một một chủng tử hay một Nếp-Tư-Duy mới từ tiền lục thức đưa đến nơi A Lại Da thức phải tuần tự theo: Cảnh, Tác ý, Căn, và Chủng tử. Gọi diễn trình này là 4 duyên của A Lại Da thức.
Chủng tử mới này, y theo bản chất của mình tác hợp với các sóng hiện hành, để tạo thành một loại sống mới. Tánh chất này gọi là Y Tha Khởi Tánh”, là đặc tánh Duyên sinh (dependent origination) của các Pháp, cái này đủ duyên tác hợp với cái kia, sinh ra cái mới, có đặc tính riêng của nó. Nói một cách khác, cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, hình thành một tập hợp thống nhất mới có đủ 10 đặc tinh (thập như thị) như lời dạy của Phật trong kinh Pháp Hoa ở phẩm Phương Tiện. Để được nhận diện, sắp loại, đặt tên, chủng tử mới này lượng định các chủng tử hiện hành mà làm quyết định, tính chất nảy gọi là Biến Kế Sở Chấp Tánh”, là cái tánh phân biệt của các pháp được qui định và giãng giải bằng từ ngữ, theo đó mà phát sinh ngôn ngử. Sự hình thành, huân tập được Chủng tử mới là nhờ vào tánh thấy, tánh nghe và tánh biết của tiền lục thức, tánh này gọi là Viên Thành Thật Tánh, là tánh phát sinh từ Phật tánh, bãn tánh thanh tịnh của Tâm, là chân như nhất quán của các Pháp.
6/ Hoạt động của A Lại Da Thức.
Sự hoạt động của A Lại Da thức chính là sự hoạt động của các chủng tử hiện hành chấp chứa trong A Lại Da Thức, thể hiện qua dạng sóng. Lớp lớp các loại sóng này có tần số, biên độ và độ dài sóng khác nhau, thay đổi, biến hiện, sinh, diệt, từng sát na, theo Nếp-Tư-Duy hay Chủng tử trong A Lại Da thức phát khỡi. Trong biển sóng thức đó, có thể phân chia làm ba loại: Một là sóng thức phát sinh từ bãn thể thanh tịnh của Tâm biểu hiện ra tánh thấy, tánh nghe và tánh biết. Ba tánh này thường hằng, không bị chi phối bởi thân thể vật lý, không gian và thời gian, chuyển đến Ý thức, nhãn thức và nhỉ thức. Hai là sóng thức phát sinh từ sự tác động hổ tương giữa các chủng tử trong A Lại Gia Thức với sự tác ý của Ý Thức. Ba là sóng thức được huân tập từ tiền lục thức đưa vào.
7/ Qui luật hoạt động của Sóng thức (sống phiền não).
Theo Nhiếp Đại Thừa Luận, các chủng tử hiện hành, tức các loại sóng thức, chúng tác động lẫn nhau, tương duyên, tương sinh, trùng trùng duyên khỡi, theo 6 qui luật: Duyên hợp, Quả Câu Hửu, Dẫn Tự Quả, Đãi chúng Duyên, Hằng tùy Chuyển và Sát Na Diệt.
1) Duyên hợp thuận nghịch. Sóng thức, hoặc từ tiền lục thức đưa vào, hoặc từ chính sóng thức ở A Lại Da thức và Ý thức chuyển biến, tùy theo duyên mà chúng hợp với chủng tử sóng thức hiện hành trong A Lại Da thức để, hoặc gia tăng lực sóng của thiện, ác hay vô ký, chuyễn sang loại sóng mới, mạnh hơn, hoặc tạo nên một dạng sóng hỗn hợp giửa Ác, Thiện và Vô ký, hoặc Ác với Vô ký, hay Thiện, Ác với Vô ký, và.v.v... Trong dạng sóng hổn hợp này, sóng nào mạnh nhất, sẽ là lực sóng chủ đạo trong sinh hoat, hoặc làm suy yếu lẫn nhau, các sóng bị nhiểu loạn, đứt khoản, năng lượng tiêu hao, lực sóng mất cân bằng, không có lực sóng nào vượt trội để làm chủ, khiến cho sự suy nghĩ lẫn lộn, đầu óc mệt mõi, dẫn đến stress,.v.v..
2) Quả Câu Hửu. Quả đã trổ nhưng Nhân vẫn còn giữ lại. Ví như, lực sóng thức “Thiện” mạnh sẽ khống chế lực sóng thức “Ác” yếu, và ngược lại, sự tác động này giúp cho biển sóng thức có sự cân bằng theo nguyên lý ức chế lẫn nhau (mutual subjugation) trong qui luật ngủ hành của Đông Y, nghĩa là, quả của chủng tử Thiện hay Ác đã sinh, nhưng nhân của chúng vẫn còn đó (quả câu hữu).
3) Đãi Chúng Duyên. Các sóng yếu “tiềm ẩn chờ đủ duyên để phát khởi”, nghĩa là loại sóng của nếp tư duy này chưa đủ lực để chuyển từ sóng yếu sang sóng mạnh, phải chờ đợi cơ hội thuận tiện huân tập đủ lực để phát sinh sóng vượt trội (dẫn tự quả) chủ đạo dẫn A Lại Da thức sanh vào cõi lành hay dữ. Đây là trường hợp khi người sắp mất, không được gây đau đớn/phiền não cho họ, mà phải “hộ niệm” cho họ trước lúc lâm chung để họ đủ nghiệp lực được sanh về cõi an lạc.
4)Tánh Quyết Định. Phản lực do sự ức chế mạnh-yếu phát sinh, nghĩa là khi lực sóng yếu (ví dụ sóng Ác) được tăng cường, từ tiền lục thức đưa vào, hay chính từ Ý thức hay A Lại Da thức tác động, trở nên mạnh, nó sẽ hất tung lực sóng mạnh “Thiện” và tạo nên thế quân bình mới, và lực này sẽ làm chủ (tánh quyết định), và cũng là kết quả của sự phản hồi.
5) Hằng tùy chuyển: Các loại sóng thức này “Lưu chuyển không ngừng” tác động lẫn nhau theo qui trình của chúng, liên miên bất tận, không bao giờ ngừng nghỉ (hằng tùy chuyển).
6) Sát Na Diệt. Các sóng này sinh, diệt đi từng sát na.
8/ Tác động hỗ tương giữa các sóng hiện hành trong A Lại Da Thức và sóng bên ngoài.
9/ Mỗi chúng sinh (being) là mỗi cột thu-phát sóng.
Mỗi mỗi sinh vật sống trên quả đất này đều phát sóng của nó, ngay cả cây cỏ, đất, nước, gió lửa v.v.., Điều này chứng nghiệm trong thực tế. Sống gần người lành cảm giác dễ chịu hơn sống gần người ác. Quì trước tượng Đức Bổn Sư cảm thấy an lạc hơn quì trước môt tượng thần. Sống trong môi trường cây xanh thấy khỏe hơn sống trong nơi khô cháy. Một cây được người săn sóc thường xuyên tươi tốt hơn cây không được người săn sóc dù hai cây đủ phân bón, ánh sáng và nước. Trong sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp với nhiều người, nếu giao tiếp với người thiện thì thu nhiếp hay ban bố sóng thiện, và ngược lại. Nếu A Lại Da Thưc có nhiều sóng thiện hơn sóng ác, sóng thiện sẽ khống chế được sóng ác, theo qui luật tự nhiên, và làm chủ A Lại Da Thức, và ngược lại. Tất cả đều do ảnh hưởng và tác động của sóng. Dỉ nhiên, tần số, biên độ, độ dài sóng, và lực sóng (wavepower) giao hưởng khác nhau. Điều này cho thấy mỗi chúng sinh (being) là mỗi cột thu-phát song, và không gian là môi trường hoạt động của các loại sóng.
10/ Sóng nghiệp dẫn tái sinh.
Không gian mênh mông của từng vủ trụ phủ đầy các loại sóng. Mỗi thế giới trong không gian này phát ra loại sóng của nó, và thu vào lọai sóng cùng loại với nó. Cõi trời phát ra sóng của cõi trời. Cõi súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục phát sóng riêng của chúng. Khi con người xả bỏ thân tứ đại, A Lại Da thức mang sóng nghiệp đi tái sinh. Sóng nghiệp lành sẽ giao thoa với sóng nghiệp lành, chuyễn sanh vào cõi lành, và ngược lại. Vào được thế giới lành, do biệt nghiệp của phiền nảo, sanh vào gia đình tương xứng. Điều này giãi thích được lý Nhân quả, nghiệp báo, theo quan điểm khoa học hiện tại.
Ghi chú: Các loại sóng thức này do vô minh/phiền não tạo nên, luôn luôn chuyễn động, nhưng khi mạnh, khi yếu, biên độ, và độ dài sóng của chúng khác nhau, thay đỗi không ngừng, không có qui trình nhất định nên gọi chúng là Vô thưòng, hơn nữa sự hiện hữu của chúng là do sự tập hợp của nhiều yếu tố khác nhau (y tha khởi tánh), nên khi các yếu tố này tan rã, thì chúng cũng tan rã theo, nghiã là chúng không có tự tánh, nên gọi chúng là Vô Ngã hay Vô Pháp. Từ đó suy ra 4 duyên và 2 tự tánh (Y tha khởi tánh, và Biến kế sở chấp tánh) cũng là vô thường, vô ngã hay vô pháp. Trong A Lại Da thức, chính căn bản sinh tử vô thủy, tức sự vô minh / phiền não, đã dẫn dắt chúng sinh luân hồi trong sáu cõi. Sự vô minh này chính là ngũ uẩn (sắc/ corporeality group, thọ /feeling, tưởng /perception, hành/ mental formation, thức/ consciousness group) và các căn bản phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, và 20 tùy phiền não; chúng được tích lũy và nuôi dưỡng từ vô thủy đến đời này, và chúng cũng sẽ được tiếp tục bồi dưỡng, nếu không biết phương pháp loại trừ chúng ra khỏi A Lại Da thức.
- III. Kết luận.
Như nhận định của nhà bác học Albert Einstein: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan diểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”. Thật vậy, Đức Phật dạy rằng trong não phát ra lớp lớp các sóng thức. Phải chăng sóng thức khác với sóng não? Nếu sóng não là loại sóng thức, thì thật sự khoa học chưa bắt kịp Phật giáo.
Ghi chú:
“Theo Duy thức Tam thập tụng, cho rằng, nếu nhân trong A lại da thức chứa nhiều chủng tử thiện thì khi đầy đủ nhân duyên chín mùi thì sẽ chuyển biến và hiện khởi ra quả báo là người hay là trời, còn ngược lại nếu chứa nhiều chủng tử bất thiện thì sẽ hiện khởi ra quả báo trong ba đường ác là súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục. Nhân thiện thì có thể được quả làm người, nhân ác thì có thể bị quả làm súc sanh. Bản thân người và bản thân súc sanh đó không có thiện và cũng không có ác. Cho nên nói A Lại Da thức trong nhân có thiện có ác mà quả Dị thục thì vô ký”.
Trong Kinh Đại Bảo Tích, quyển 6, Phẩm Pháp Hội Hiền Hộ, Đức Thế Tôn giãng giãi về sự chuyễn di của Thần thức (A Lại Da thức) sau khi chết như sau: “Xả thân rồi thần thức nắm lấy thiện và ác và nắm lấy pháp giới dời đi đến đời kế sau. Nói thể chất dầu tô là để ví dụ cho thân thể. Nói các vị thuốc kia hòa hiệp tự lập là ví dụ các căn. Nói dầu thuốc sắc hương vị xúc là nói ví dụ Thức ấy dời đi.....Nầy Chơn Nguyệt! Người ấy xả thân rồi ở đời kế sau được chánh niệm, được thiện niệm, hoặc thấy Lục Dục Thiên, hoặc thấy thập lục đại địa ngục, hoặc thấy thân thể các căn đầy đủ. Lúc ấy họ biết như vầy: đây là thân của tôi vậy. Lúc người ấy mạng chung, họ nhớ thấy các sự tướng: hoặc thấy xe cộ vi diệu, hoặc thấy vườn rừng vi diệu, trong vườn rừng ấy có các thứ cây mới sanh sum xuê khả ái, hoặc có ao nước vi diệu, hoặc thấy các sự thành tựu, thấy rồi họ sanh lòng hoan hỉ rồi họ an ổn như pháp thọ sanh mạng chung, mà thần thức của họ dường như cưỡi ngựa, nên quan sát như vậy. Nói cưỡi ngựa ấy, ví như có người ở nơi chiến trường, thân mặc giáp chắc tốt, giỏi cầm cương ngựa ruổi chạy nhanh lẹ. Cũng vậy, thần thức nầy mặc giáp phan duyên thiện quả báo nhanh lẹ, cỡi hơi thở ra vào, xả các giới các nhập, xả rồi thọ sanh Phạm Thiên nhẫn đến Sắc Cứu Cánh Thiên, các xứ vi diệu vậy”.
Vì vậy, trong kinh Tăng Nhất A Hàm, Đức Thế Tôn dạy: “Ta không thấy một pháp nào nhanh nhạy hơn tâm, không thể thí dụ được. Giống như vượn khỉ, tâm không chuyên định, buông cái này, chụp lấy kia. Tâm cũng như vậy, tưởng trước và tưởng sau bất đồng, không có phương tiện nào để có thể mô tả được sự nhanh nhạy của tâm. Cho nên, này các Tỳ-kheo, người phàm phu không thể quán sát tâm ý. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy luôn luôn hàng phục tâm ý khiến hướng theo đường thiện. Các ngươi hãy học điều này”
Tham khảo:
Kinh:
Kinh Lăng già, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Bảo tích Q6.
Luận:
Duy thứ tam thập tụng, Bách Pháp Minh Môn Luận.
________________________
Mùa An Cư Kiết Hạ PL-2557 - 2013,
I- Tổ
Đình Từ Quang,
II- Chùa Bảo
Tỳ Kheo Thích
Chân Quán