- - Lá thư Trúc Lâm - Vu Lan Thắng Hội
- - Vu Lan Nhớ Bốn Ơn - HT Thích Chơn Thành
- - Phật Giáo Tinh Hoa và Phát Triển - Tùng Sơn
- - Mây Trời - Minh Đức Triều Tâm Ảnh
- - Vô Môn Quan - Nguyễn Nam Trân biên dịch
- - Ngôn ngữ tam muội của thiền sư Viên Chiếu- Như Hùng
- - Quán thông thực tướng - tuỳ bút Thanh Trí Cao
- - Tình người giác ngộ - Thích Tâm Ngoạn
- - Dâng hoa Lương Hoàng Sám trong mùa Vu Lan - Thích Nữ Giới Hương
- - Hương gió đức - Huệ Trân
- - Những sắc thái đặc thù của Phật giáo - Nguyễn Trần Ai
- - Học kinh Pháp Hoa - Thích Nữ Như Bảo
- - Dấu xưa - Nhuận Hùng
- - Danh Ni Truyện- - Ngọc Bảo
- - Thập nhị nhân duyên và tứ đế - Đức Hạnh
- - Ngôn ngữ loài vật - Huệ Trân
- - Ta từ thành Phật đến nay - Diệu Huyền trích dịch
- - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Nguyễn Trần Ai
- - Con đi tìm mẹ! - Tâm Tường Lê Đình Cát
- - Lòng Mẹ - Diệu Trí
- - Tình cha nghĩa mẹ - Thanh Thái
- - Dòng thơ Issa - Hành Khất Thế Kỷ
- - Thì thầm với mẹ - Ngô thị Minh
- - Con tìm về mẹ Âu Cơ - Phan Như Huyên
- - Phỏng vấn HT Thích Quảng Thanh - Đoàn Trọng/ Việt Herald
- - Đêm Nghe Tiếng Chuông Chùa Tam Bảo - Trần Kiêm Đoàn
- - Thoát tục- Vô Thức Thi Nhân
NHỮNG SẮC THÁI ĐẶC THÙ CỦA PHẬT GIÁO
Nguyễn Trần Ai
Ngoài ra hằng trăm bộ kinh khác của Mật-Giáo cũng đã được đúc kết trong Mật Tạng trên cả ngàn năm nay, tuy thế ít phổ biến về giáo thuyết mà lại thuyết minh nặng về phần phương cách thực hành và oai lực của thần chú do kinh tuyên thuyết. Các bộ kinh có thể kể một ít như sau:
- Bí Mật Tạng Darani,
- Kinh Bảo Tịnh Darani,
- Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Darani kinh,
- Diệp Y Quán Tự Tại Bồ Tát Kinh,
- Kinh Tô Bà Ha Đồng Tử,
- Kinh Bồ Đề Trường Trang Nghiêm Darani,
- Kinh Tối Thắng Tổng Trì,
- Kinh Đại Bảo Quảng Bát,
- Kinh Mạt Pháp Nhứt Tự Chú,
- Kinh Thánh Lục Tự,
- Kinh Phổ Hiền Darani,
- Kinh Văn Thù Nhứt Tự Chú,
- Kinh Diệu Tý Đồng Tử,
- Kinh Bất Không Quyến Sách,
- Kinh Bạch Tán Cái Darani,
- Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Darani,
- Kinh Như Ý Bảo Luân,
- Kinh Đại Phật Đảnh,
- Kinh Thập Nhứt Diện Quan Thế Âm,
- Kinh Quán Tự Tại Nghi Qũy,
- Kinh Nhứt Tự Đảnh Luận,
- Thần Biến Sớ,
- Mâu Lê Chú Kinh,
- Kinh Cầu Tức Đắc Darani,
- Kinh Vô Cấu Tịnh Quang,
- Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Thần Chú,
- Kinh Đại Thừa Bảo Trang Nghiêm Vương,
- Kinh Trì Minh Tạng Nghi Qũy,
- Kinh Bát Nhã Sớ,
- Kinh Mạn Đà La Sớ,
- Bạch Tán Cái Tụng,
- Phật Đảng Tụng,
- Phật Đảnh Sớ, Kinh Ngũ Từ Darani,
- Kinh Đại Giáo Vương, v.v...
Đại Nhật Kinh là lược gọi của kinh “Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần biến gia trì” gồm 7 quyển, được dịch từ Phạn văn sang chữ Hán vào đời Đường, do ngài Thiện Vô Úy và Nhất Hạnh dịch chung. Kinh Kim Cang Đảnh là tên ngắn của “Kinh Kim Cang Đảnh Nhất Thế Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh” gồm ba quyển do Đường Bất Không Tam Tạng Pháp Sư dịch (83-4)
Trong Mật Bộ Đại Tạng kinh, thần chú được thuyết không ra ngoài 25 bộ. Có thể kể như sau:
- Phật Bộ là chú của Chư Phật giới thiệu,
- Liên Hoa Bộ là chú của Bồ Tát Quan Thế Âm và Liên Hoa Bộ Thánh chúng giới thiệu.
- Kim Cang Bộ là chú của Kim Cang Thủ Bồ Tát và Kim Cang Bộ Thánh chúng giới thiệu.
- Bảo Bộ là chú của Phật do Chư Thiên giới thiệu.
- Yết Ma Bộ là chú của Phật do Qủy Thần giới thiệu.
Năm bộ này mỗi bộ gồm 5 bộ nhỏ, nên toàn bộ có tất cả là 25 bộ thần chú (Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược, 107-8).
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa dịch Nhơn Minh Luận, viết Tựa như sau:
Phật thường dạy bảo đệ tử phải biết Ngũ-minh để tiến bước trên đường Đạo và hóa-độ chúng-sanh. Trong Ngũ minh thì Nội-minh và Nhơn-minh là quan-trọng hơn cả, đối với Phật-tử tại-gia cũng như xuất-gia. Nội-minh dùng để thông hiểu giao-lý của Phật, còn Nhơn-minh thì để trình-bày một cách thông suốt cho người khác, giáo-lý thâm-diệu ấy.
Nhơn-minh chính là phương-pháp luận-lý của Phật-giáo. Hầu hết luận tạng của Đạo Phật đều xây dựng theo kiến-trúc của Nhơn-minh. Người học Phật mà không biết Nhơn-minh thì khó mà hiểu nổi các bộ Đại-luận của Phật-giáo. Có biết Nhơn-minh thì khi lý-luận, Phật-tử mới tránh được lỗi lầm; và khi bàn cãi mới thấy được những lý-lẽ sai-lạc của kẻ đối thoại với mình. Người không biết Nhơn-minh thì trình-bày chủ-thuyết của mình không được thông-suốt rõ-ràng; và khi nghe người ta ngụy-biện dù biết rằng họ sai cũng không làm sao bắt-bẻ được.
Vì những lợi-ich thiết-thực nói trên, nên Phật-tử chúng ta không thể không học Nhơn-minh... Và cũng để qúy độc-giả dễ nhận, dễ hiểu, dễ nhớ một phương-pháp lý-luận khúc-chiết, rắc-rối nằm trong hệ-thống triết-học của Phật-giáo, là môn Nhơn-minh này, chúng tôi đã lược dịch lại bộ “Tân nhân-minh” của Ngài Trần Na (người Ấn-độ) mà Ngài Huyền-Trang đã dịch ra Hán-văn và truyền-bá ở Trung-hoa...
Nhân Minh Học (S: Hetuvidya) là môn lý luận học đặc biệt của Duy Thức Tông, Ấn Độ.
Trần Na (S: maha Dignaga; P: maja Dinnaga, dịch nghĩa là Đại Vực Long: 480-540) sinh ra trong một danh gia Bà la môn ở Kiến Chí (Kanci), lúc đầu học với Na Già Đạt Đa (Nagadatta), một tỳ kheo theo Độc Tử Bộ, nhưng không thỏa mãn, bỏ đi để theo học với Thế Thân, học xong đến ở một am nhỏ tại rừng Odivisa, được mời đến Na Lan Đà đại diện Phật giáo để tranh luận giáo lý với các tôn giáo khác, thắng các Bà la môn nhiều lần nhờ tài hùng biện và lý luận sắc bén. Ông mất tại Odivisa, được Pháp Xứng (Dharmakirti) thừa kế.
Ông là một luận sư nổi tiếng của Duy Thức Tông, tác giả của các cuốn:
1/ Tập Lượng Luận (Pramana Samuccaya) là tác phẩm quan trọng nhất của sư,
2/ Tập Lượng Luận Thích (Pramana Samuccaya Vrtti) giải thích tác phẩm trên,
3/ Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật ĐaViên Tập Yếu Nghĩa Luận (Buddhamatrka Prajnaparamita Mahartha Sangiti Sastra) được Thi Hộ dịch,
4/ Vô Tướng Tư Trần Luận (Alambanapariksa) được Chân Đế (Paramartha) dịch,
5/ Quán Sở Duyên Duyên Luận (Alamnanapariksa Alambanapariksa Vrtti) chú giải Vô Tướng Tư Trần Luận,
6/ Chưởng Trung Luận (Talantaraka Sastra hoặc Hastavala Prakarana) được Nghĩa Tịnh dịch,
7/ Quán Tổng Tướng Luận Tụng (Sarvalaksana Dhyana Sastra Karika) được Nghĩa Tịnh dịch,
8/ A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận Chủ Yếu Nghĩa Đăng (Abhidharmakosa Marmapradipa Nama),
9/ Nhập Du Già Luận (Yogavatara),
10/ Nhân Minh Chính Lý Môn Luận Bàn (Nyayamukha Nyayadvara Nyayadvaratarka Sastra) được Huyền Trang dịch,
11/ Nhân Minh chính Lý Môn Luận (Nyayadvaratarka Sastra) được Nghĩa Tịnh dịch.
Độc Tử Bộ Phạn ngữ là Vatsiputriya, cũng được gọi là Trụ Tử Bộ (Pudgalavada) do Độc Tử (Vatsiputra) tách từ Trưởng Lão Bộ (Sthavira) ra lập thành vào năm 240 TK, chủ trương mỗi người có một bổ đặc già la (pudgala/puggala) không giống cũng không khác ngũ uẩn, sẽ tái sinh, chịu các nghiệp báo, thậm chí hiện diện trong Niết Bàn. Dĩ nhiên bộ phái này bị các tông phái khác cực lực đả kích vì bổ đặc già la chỉ là một biến dạng của tự ngã (atman) mà Đức Phật đã phủ nhận.
Tác giả Phổ Kiên giải thích Khế Kinh:
Kinh Phật nói cho đủ là KHẾ KINH. Khế có nghĩa là phù hợp. Đức Phật thuyết kinh phù hợp với trình độ, căn cơ, năng lực và hoàn cảnh của các hạng chúng sinh. Do đó chúng sinh dù ở hạng cao, hạng vừa hay hạng thấp, dù mới tu tập hay đã tu tập lâu cũng đều được hưởng lợi ích. Cho nên kinh Phật bao gồm cả Khế Lý và Khế Cơ...
Tất cả những bộ kinh của Đức Phật được kết tập đều có ghi rõ sáu điều ấn chứng để làm tin sau đây gọi là “Lục chủng chứng tín”:
1/ Văn Thành Tựu: Người đã được nghe Phật nói kinh và thuật lại: Tức Ngài A Nan: “Ta nghe...”
2/ Tín Thành Tựu: Nghe điều gì? “...như vầy...v.v.” chỉ pháp thoại mà Ngài A Nan đã được nghe Phật nói. Thí dụ: Kinh Pháp Hoa, Kinh A Di Đà...v.v.
3/ Thời Thành Tựu: Thời gian Phật nói kinh: “Một thuở nọ...”
4/ Chủ Thành Tựu: Là vị chủ tọa trong buổi thuyết pháp: tức là Đức Phật,
5/ Xứ Thành Tựu: Không gian, địa điểm Phật nói kinh. Thí dụ: “Ở vườn Kỳ Thọ, Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ...”
6/ Chúng Thành Tựu: “Những vị tham dự buổi thuyết Pháp của Đức Phật. Thí dụ: “... cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Tỳ Kheo...”
Toàn bộ kinh tạng của Đạo Phật được kết tập dưới 12 thể loại hay còn được gọi là 12 Bộ:
1/ Bộ Trường Hàng: Chánh văn của bản kinh được viết bằng văn xuôi. Thí dụ: “...Bấy giờ Đức Phật bảo Ngài Trưởng Lão Xá Lợi Phất: Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật có thế giới là Cực Lạc...” (Kinh A Di Đà)
2/ Bộ Trùng Tụng: Lập lại ý nghĩa đã nói trong kinh bằng thể Kệ hay thơ cho dễ nhớ. Thí dụ trong Phẩm Phổ Môn sau một đoạn văn Trường Hàng có đoạn Trùng Tụng sau đây:
“Thế Tôn đủ tướng tốt!
Con nay lại hỏi kia
Phật tử nhân duyên gì
Tên là Quán Thế Âm?...”
3/ Bộ Thọ Ký: Thọ là nhận, xác nhận; Ký là ghi nhớ để ấn chứng. Thọ Ký là Đức Phật xác nhận rằng trong tương lai vị nào đó sẽ thành Phật. Thí dụ trong Kinh Pháp Hoa, Phẩm thứ 8, Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký.
4/ Bộ Nhân Duyên: Do nhân duyên gì mà Phật nói kinh này? Thí dụ: Do nhân duyên Ngài A Nan mắc nạn Ma Đăng Già mà Đức Phật thuyết kinh Lăng Nghiêm.
6/ Bộ Thí dụ: Đức Phật dùng thí dụ để cho dễ hiểu. Thí dụ: Trong Kinh Pháp Hoa, Phẩm Thứ 3 là Phẩm Thí Dụ.
7/ Bộ Bổn Sanh: Nói về sự tích đời này của Đức Phật Thích Ca hay của một vị Bồ Tát nào đó.
8/ Bộ Bổn Sự: Đức Phật thuật chuyện tiền thân của mình hay của một vị Bồ Tát nào đó.
9/ Bộ Phương Quảng: Phương chỉ không gian; Quảng là rộng khắp. Biểu thị các kinh Đại thừa nghĩa lý rộng lớn trùm khắp các nơi.
10/ Bộ Vị Tằng Hữu: Vị là Chưa; Tằng là từng; Hữu là có. Vị tằng hữu là việc chưa từng có, chưa từng thấy xảy ra, vượt khỏi sức tin và sức nhận biết của con người.
11/ Bộ Cô Khởi hay còn gọi là Cô Khởi Kệ, là một bài kệ Phật nói riêng trong một bài kinh nào đó nhưng không phải để lập lại đoạn kinh bằng văn xuôi đã thuyết ở trên. Xin đừng lộn với Bộ Trùng Tụng. Thí dụ bài kệ sau đây trong kinh Kim Cang thuộc về Cô Khởi Kệ:
Nhược dĩ sắc kiến ngã Nếu do sắc thấy ta
Dĩ âm thanh cầu ngã Lấy âm thanh cầu ta
Thị nhơn hành tà đạo Người ấy hành đạo ta
Bất năng kiến Như Lai Không thể thấy Như Lai.
12/ Luận Thuyết còn gọi là Luận Nghị. Những bài kinh Phật có những câu biện luận sâu xa, rành rẽ, rõ ràng (Trúc Lâm số 13).
Các giáo sư Richard H. Robinson và Willard L. Johnson trình bầy cặn kẽ về sự thành hình các giáo điển song song với sự thành hình các tông phái, bắt đầu bằng nhận định:
Ngay sau khi Đức Phật chết, người ta đã bảo rằng ngài dạy các đệ tử từ đó về sau Pháp là người lãnh đạo của họ. Các a la hán ban đầu coi lời Cồ Đàm như là nguyên ủy của Pháp (Dharma) và Luật (Vinaya)… Những dịch văn của Giáo điển (thánh thư được chấp nhận) được bảo tồn bằng Pali, Phạn ngữ và tiếng Tàu và tiếng Tây Tạng là những biến dị học phái của cùng một thể cốt (corpus) đã tăng trưởng và kết tinh trong 3 thế kỷ khẩu truyền. Xét theo chúng ta, người Ấn Độ cổ đại có khả năng nhớ trác tuyệt. Những văn bản Pali từ đó mà ra… căn cứ trên những phương cách giúp nhớ tỷ như những công thức nhắc đi nhắc lại, những bảng liệt kê bằng số, và những kỹ thuật khác để bảo đảm việc truyền thụ dễ dàng và chính xác. Văn thể Giáo điển Pali, khác xa giáo điển Đại Thừa, ngay từ đầu đã là một luận văn văn chương đúng nguyên bản (The Buddhist Religion: A Historical Introduction, 38).
Bộ Phương Quảng nói trên đây quan trọng đặc biết sẽ được trình bầy kỳ tới.
(Còn tiếp)
Nguyễn Trần Ai