- - Lá thư Trúc Lâm
- - Chúc Mừng Năm Mới - HT Thích Chơn Thành
- - Phật giáo tinh hoa và phát triển -Tùng Sơn
- -Man mác hương thơ - Thanh Trí Cao
- - Bát Nhã và tình yêu - Thích Thái Hòa
- - Những sắc thái đặc thù của Phật giáo - Nguyễn Trần Ai
- - Ngôn ngữ tam muội của Thiền sư Viên Chiếu - Như Hùng
- - Danh Ni Truyện - Ngọc Bảo
- - Năm Thìn nói chuyện Rồng - Mường Giang
- - Tùy Bút - Xuân này - Thích Quảng Thanh
- - Dấu xưa - Nhuận Hùng
- - Vài Ý Đẹp Về Nhân Sinh - GS Trần Thủy Tiên
- - Thênh thang Ba La Mật - Hạnh Chi
- - Cảm Nghĩ - Hoàng Quang Huế
- - THIỀN - Thiếu Bảo
- - Tứ Diệu Đế - Tâm-Tường - Lê-Đình-Cát
- - Một Buổi Thiền Tập Với Thầy Vân Phong - Tuyết Tâm
- - DÒNG SÔNG THẤP THOÁNG CON THUYỀN - Huệ Trân
- - Mùa Xuân Nhớ Chùa Xưa - Tâm Phú
- - Khánh Thành Chân Nguyên Thiền Viện - Hoàng Duy Lê Văn Ba
- - PHẬT TỬ VÀ VIỆC THIỆN - Kiều Mỹ Duyên
- - NĂM NHÂM THÌN KỂ CHUYỆN CON RỒNG - Diệu Trí
- - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Nguyễn Trần Ai
- - Phóng Sự - Thanh Phong - NHẬT BÁO VIỄN ĐÔNG
- - MÙA XUÂN QUA THI KỆ - Như Hùng
- - Phóng sự Việt Star Phỏng Vấn HT. Thích Quảng Thanh - Đoàn Trọng
- - TRÁI TIM BỒ TÁT - Thanh Thái
DẤU XƯA
Nhuận Hùng
(tiếp theo kỳ trước)
Theo Dấu Chân Xưa.
“Một
con én không làm nên mùa Xuân”.
Đúng vậy, trong dân gian
đã truyền khẩu như thế, từ nghìn xưa cho đến nay. Việc làm gì để đạt đến thành
quả lớn lao, hay bất kỳ cuộc đấu tranh dành tự do- dân chủ nhân quyền, cũng bắt
đầu từ sự đồng tâm, hiệp lực cùng một chí hướng, dù gian nan hay phải đổi bằng
xương máu đi nữa. Rốt lại, sẽ có ngày ca khúc khải hoàn.
Nhắc đến câu chuyện, chàng thanh niên hành hiệp sĩ ấy đã trải qua không biết bao nhiêu gian nan, thất vọng, chán chường nhưng với ý chí kiên quyết không thể bỏ cuộc hoặc thụ động, thờ ơ trước cảnh nhân tình thế thái sống trong sự bất công của xã hội đảo điên. Thời bấy giờ đất nước toàn là màu xám ô nhiễm bởi những quan chức tham ô cậy quyền, hiếp đáp dân lành chẳng một chút lương tâm. Chúng chỉ biết hưởng thụ vật chất vơ vét của dân lành, đã vậy, còn dùng những tay cao thủ tàn bạo chuyên dùng tà thuật về bảo vệ cho chúng. Lúc ấy chàng thanh niên đã ý thức được trách nhiệm thiêng liêng của người dân sống trong một đất nước nhỏ bé khi bị tước hết quyền làm chủ và quyền tự do đi lại…thì phải làm gì ?...
Ngay lúc này bài toán khó giải mà chàng vẫn chưa tìm ra phương thức. Những ý tưởng ấy khiến chàng nổ lực hơn cố gắng vượt qua mọi thử thách gian nan. Cũng vì thế mà là cơ hội cho chàng luyện công và tu tập ẩn nhẫn đợi đến lúc, “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cũng chưa hẳn là muộn. Chẳng khác nào cổ nhân thường nói:
“Cam La sớm nở cũng xinh
Muộn như Khương Tử cũng vinh một đời”.
Thật vậy, con người âu cũng có số phận, không thể tự mình tạo nên chiến công lừng lẫy mà không có sự trợ giúp của tha nhân “anh hùng tạo nên thời thế, hay là thời thế tạo nên anh hùng”. Đó còn dựa vào bản lãnh của chính mình và thời gian sẽ là câu trả lời chính đáng.Cũng ngay lúc đó, tại triều đình đã diễn ra nhiều cảnh trái ngược khiến cho những quan trong triều ai ai cũng đều muốn mình là kẻ quan trọng là người lãnh đạo đất nước nầy thay quyền cai trị.
Mùa Xuân năm Nhâm Thìn niên hiệu...triều đại…đời vua…đã diễn ra một cảnh thật hãi hùng chưa từng có. Những cơn mưa lớn bất thần trút xuống bảy ngày đêm, nước sông dâng lên ngập nhà lượng nước quá tải không kịp chảy ra biển cả. Khiến cho các con đê bờ ruộng vỡ ra tràn ngập khắp mọi nơi, mùa màng thất thu. Dân chúng đói khổ, nạn cướp bóc nổi lên khắp nơi, đâu đâu cũng có tiếng than vãn thật thảm thiết. Tình cảnh ấy mở đầu cho cuộc suy vong của một triều đại đương thời.
Sau năm Nhâm Thìn nạn đói hoành hành khắp nơi, nhất là những vùng biên thùy binh lính thiếu ăn, thiếu mặc dẫn đến tình trạng suy xụp. Nhưng tại triều đình trái hẳn mạnh ai người nấy lo vơ vét, bá tánh lầm than. Những nhóm người đứng lên đòi chủ quyền bênh vực kẻ thấp cổ bé họng, đều bị quan quân triều đình bắt bớ đọa đày bắt đi xây trường thành để chống ngoại xâm, quá cơ cực nhiều người phải bỏ xác nơi rừng sâu núi thẳm…
Nhắc lại người thanh niên đó là một tu sĩ đang bị truy nã, hình ảnh tên tuổi dán khắp mọi nơi trong Hoa lục, nhưng chàng chẳng có hay biết gì đâu. Vì mãi lo tìm kiếm sư phụ nhưng vẫn biệt vô âm tín.
Cuối cùng chàng đành hạ san (xuống núi) may ra tìm được tông tích của sư phụ. Trên đoạn đường đi chưa đến Hàn Châu đã có người theo dõi, phát hiện biết được tông tích của chàng…ẩn thân tu tập nơi Thiếu Lâm Tự cho nên họ thông báo với nhau quyết bắt sống chàng đem giao cho triều đình lãnh thưởng.
Chàng thì mải lo lắng những việc sắp đến phải đối đầu, trời cao, biển rộng đi đâu tìm cho ra sư phụ, bao nhiêu dấu hỏi (?) còn vướng bận trong đầu, chưa tìm ra lối thoát. Bỗng nhiên, chàng nghe tiếng ồn ào của nhiều người đang hò hét hòa lẫn tiếng vó ngựa ào ào đuổi theo sau chàng, trong đám có người lớn tiếng hét vang lên:
-“...bắt sống lấy nó...bắt...lấy...nó, đừng để chạy thoát”. Chỉ trong giây lát, không hiểu họ từ đâu kéo đến, y phục toàn màu đen và bịt mặt chỉ chừa đôi mắt trông như toán người hành thích. Trên tay gươm giáo sáng quắc, bao vây lấy chàng mỗi lúc một đông. Chàng không thể đếm xuể số lượng, thầm nghĩ, không hiểu bọn này dở trò gì đây, vòng vây mỗi lúc mỗi dày đặc.
Trong bọn có tên đầu đàn từ xa
phi ngựa lướt đến trước mặt chàng và nói rằng: “Ngươi hãy ngoan ngoãn, theo ta
về triều đình, nhà vua đang cần ngươi…” hắn ta còn đang định nói thêm gì nữa,
nhưng lại ấp úng…
Thì tiếp theo đó một tên khác cũng lao ngựa tới và quát lớn: “Hãy bắt sống lấy nó ngay lập tức”.
Cả bọn hùa theo: “Bắt...bắt…lẹ lên…kẻo nó chạy thoát...thoát…”
Cảnh vật như đang ngừng lại, thời
gian không thể trôi nhanh được. Trước tình huống ấy chàng bàng hoàng, không ngờ
bao năm qua sống trên núi rừng xanh ngát cao thâm thẳm, không bóng người quấy rầy,
thế mà nay, xuống núi chưa được mấy ngày mà đã gặp đại nạn liệu kỳ này có thoát
khỏi vòng vây không? Chàng bình tỉnh như không có gì xảy ra, nhưng thầm niệm Đức
Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ - cứu nạn. Bổng chốc, chàng liền nhớ đến câu sư phụ
thường hay nói:
“Mãnh hổ nan địch quần hồ”
(Một con hổ giỏi cũng không thể hạ được hằng trăm con cáo).
Nhưng nói thế, chàng vẫn giữ tâm
kiên định không một chút nao núng.
Đã vậy, lại thêm người từ xa kéo đến, nhóm này chắc có lẽ là lính triều đình, chúng hò hét và nói rằng: “Tất cả hãy tránh ra để hắn cho ta…”
-Tại sao ???...Tại sao, bọn tôi bắt hắn trước mà.
-Các ngươi, không hiểu, hắn là kẻ tội phạm, triều đình đang truy nã.
-Hắn là…là…là…ú ớ…
Lại thêm một tên khác, quyền thế hơn và võ công giỏi hơn liền quát lớn là gì nói mau…
-Hắn là Hoàng Tử điện hạ của triều đại trước…bắt lấy…bắt lấy…
Tên quan lớn chỉ huy ra lệnh, lập tức một toán lính liều mình xông vào giữa trận chiến đánh dạt bọn lính đang vây hãm, mục đích bắt sống chàng cho bằng được dù phải hy sinh một số binh sĩ.
Trong tình thế nguy ngập này, chàng vẫn thản nhiên ngồi xếp bằng chí thành niệm thần chú đà la ni, không bận tâm những sự việc chung quanh. vẫn biết đám đông bao vây dày đặc, như một thiền sư tỉnh tọa giữa ánh nắng trưa hè chói chan. Còn những tên đầu đàn ngồi trên ngựa hò hét đám đàn em, tay không rời binh khí, nhưng chẳng tên nào dám xông vào bắt lấy chàng. Bọn chúng không biết chàng dùng thế võ gì mà ngồi an nhiên tự tại như thế. Chỉ trong giây lát chúng liều mình xông vào đánh đập chàng liên tục, không hiểu vì sao trong tình huống ấy mà chàng vẫn giữ được tâm thanh tịnh để phán đoán được (hỷ, nộ, ái ố, sân hận…) của bọn ác tâm gây ra. Chính vì vậy, sự nhiệm mầu…mà chính chàng cũng không ngờ trước được. Bên tai chàng nghe rõ tiếng la thật to:
-“hãy ném lưới bắt sống lấy nó đi...bắt sống lấy nó.”.
Lúc ấy, không hiểu vì
sao, bổng nhiên trời trở gió sấm sét chớp liên hồi mây đen kéo tới ùn ùn, gió
thổi vi vút, trận chiến hỗn loạn, gió mỗi lúc mỗi gia tăng, tiếng gươm giáo chém
nhau nghe chát chúa. Hòa lẫn với nhau tạo nên một âm thanh rùng rợn. tên đầu đàn
xông vào chàng, tung những chiêu thức hiểm độc nhưng chàng vẫn tránh né được.
Cuối cùng, chàng đành giả thua để thoát thân bằng cách liều mình, nhảy xuống vực
thẳm giao số mệnh cho dòng nước biếc. Vài
giờ sau đó trời yên gió lặng, cuộc chiến bất cân đối đã chấm dứt tổn thất về nhân mạng cũng khá cao. Nhưng chưa biết số
phận của chàng ra sao, có còn sống sót hay đã sang bên kia thế giới. Giữa cảnh
tranh dành cấu xé lẫn nhau, để lại không biết bao cảnh thương tâm, càng về khuya,
dưới bóng trăng mờ nghe văng vẳng tiếng
dế mèn quyện vào tiếng rên rỉ của những người bị thương tích còn sót lại.
Cũng vào thời điểm ấy nhà vua tại triều đình đang tụ họp nhiều binh lính và ra chỉ thị quyết bắt cho hết những phần tử chống đối hoặc có ý chống lại sự cai trị của của Ngài lúc bấy giờ, nếu ai bất tuân dễ đưa đến chỗ mất mạng như không. Bởi vậy, dù có hy sinh xương máu cho chính nghĩa người dân quyết một lòng đứng lên không chịu khuất phục dưới mọi hình thức bạo quyền và khát máu, bóc lột dân lành tới tận xương tủy. Có như thế cuộc đấu tranh bất cân đối sẽ mang nhiều ý nghĩa, một khi đã đạt được thành qủa tốt đẹp.
Ngay vào thời đó triều đình nhà vua ra lệnh truy nã hoàng tử của triều đại trước còn sống sót.Chẳng những vậy mà còn ra lệnh bắt tất cả dòng tộc liên quan đến hoàng tử. Bởi vậy vào thời đó rất là dã man. Một khi ai đó mà bị triều đình kết tội tạo phản đều bị tội ‘tru di tam tộc”. Thật là quá tàn nhẫn, nếu như vậy dòng tộc đó kể như bị diệt tận gốc dù chỉ là một đứa bé mới chào đời. Chưa hết triều đình còn nghi ngờ và bắt giam tất cả cao Tăng tại các chùa để tra vấn, có những vị tăng chịu cực hình không nổi phải tự vận trong nhà giam.
Đã vậy, người em trai của vị vua đương thời cũng là quan lớn trong triều đình lại càng hiểm độc hơn. Muốn đoạt ngai hoàng đế tìm mọi cách đánh lừa và hại anh mình nên tung ra tin đã bắt được hoàng tử trẻ và tất cả bọn tạo phản. Chờ lệnh vua quyết định sẽ đem ra xử trảm trong trung tuần tháng tám. Nhà vua nghe trình tấu như vậy, tức tốc ra lệnh:
-Trẫm ra lệnh không được xử trảm
một tội nhân nào, khi chưa có bằng chứng chính xác hãy tiếp tục điều tra”.
Lúc bấy giờ dân chúng gặp phải cảnh
hạn hán, có nơi bị bão tố, dịch tả v.v…khắp nơi xảy ra nhiều điều tai ương. Cơ
trời vận nước của vị vua này hầu như không có lối thoát, tiếng oán than của dân
lành mỗi lúc mỗi gia tăng.
Nhớ lại lúc chàng rơi xuống vực thẳm,
may có ngư dân cứu thoát đem về cứu chữa Nhưng vì vết thương trầm trọng và mất máu
quá nhiều, nên chàng đã mê man bât tỉnh suốt mấy ngày liền, tại một nơi mà chàng
chưa bao giờ đặt chân đến. Ngoài trời gió về khuya mỗi lúc thổi càng mạnh nhất
là vào mùa đông rét buốt. Bên cạnh ngọn lửa hồng, Lão Ông đầu bạc trắng phau với
bộ râu dài, dáng người trông thật quắc thước, hình như Lão này mai danh ẩn tích
sống nơi hang động u tịch như thế?
Trông Ông Lão có vẻ lo lắng cho
chàng thì phải. Đã hơn mươi ngày rồi mà chàng vẫn chưa tỉnh. Thỉnh thoảng còn
nghe Ông lão chép miệng thở dài: “Thật đáng thương cho cậu nhỏ này, ta quyết chữa
lành vết thưong và tìm hiểu ra sao sự việc này”. Tại sao? hắn không liệu sức mình
mà đương đầu với những tay giang hồ qủy quyệt như thế để chuốc họa vào thân, chắc
có vấn đề gì đây?. Ông Lão luôn luôn theo dõi chàng vì đã phát hiện trong gói hành trang của chàng có một bức thư gói thật kỹ, với dòng chữ thật sắc xảo.
Trong bức thư còn ghi rõ nơi chốn…ngày giờ: “Con phải đến Hàn Lâm Bảo Tự” Nơi ấy
là một nơi…chẳng mấy ai biết đến. Lão thầm nghĩ nếu đến được cũng chẳng có ngày
trở về. Bức thư mật này tại sao lại có trong tay của cậu ta? Không biết bao nhiêu
thắc mắc, khiến ông Lão trằn trọc bao nhiêu đêm cầu mong cho cậu bé tỉnh dậy sẽ
rõ mọi chuyện. Từ đó, Lão ôn lại tất cả quãng đời từ thơ ấu cho đến tuổi về chiều,
Lão liên tưởng đến cuộc sống phiêu bạt, suốt bao nhiêu năm qua. Cho nên nay Lão
cố lục tìm trong ký ức những gì đã xảy ra trong cuộc đời:
-“Nghệ thuật sống mà giúp cho tha nhân là một kinh nghiệm tối thượng, không hơn không kém của hai chữ hy vọng và thất vọng - hạnh phúc và khổ đau – mà ta mơ ước quá nhiều, nên khổ đau càng lắm. Nhưng thất vọng và khổ đau của con người và vạn loại chúng sanh. Vì tâm và tưởng của mỗi người mỗi loài đều dị biệt. Sự sai biệt về tâm và tưởng đã tạo nên sự đa thù, đa oán trong thế giới hiện hữu này không ngoài (tham, sân, si, mạn, nghi…) mà ra...Và chính cái đa thù, đa oán đó. Nó lại là cái như thật, như huyễn của thế giới này. Vì tâm và tưởng có sự sai biệt, nên cây thông đứng giữa rừng ngày hôm qua chỉ là củi và gỗ của bác tiều phu, và cũng là bóng mát cho khách bộ hành lỡ bước”. Lão cũng không quên được câu nói người xưa:
“Oán nên giải- chớ nên kết”
Nghĩ tới đây lão ngừng lại, miên
man nhớ đến kỷ niệm xưa nơi chốn thiền môn đã khắc sâu vào tâm khảm của một thời
luyện võ cùng với các huynh đệ đồng môn. Bỗng nhiên Lão nghe văng vẳng tiếng tụng
niệm phát ra từ trong hang như: “Bất
sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm…”, tạo thành một âm thanh huyền
diệu-trầm bổng. Chẳng những vậy mà còn phảng phất mùi trầm hương ngào ngạt Lão
vô cùng ngạc nhiên, khi nghe lời ú ớ không rõ phát xuất từ cậu bé mê sảng, Lão
liền bước tới vào lay nhẹ vào vai cậu bé đang nằm, Lão nói khẽ:
-“Này cậu…cậu đã tỉnh hẳn chưa, tiếng ú ớ của cậu trong miệng với giọng thật yếu ớt, mệt mỏi:“khát nước quá…cho…” Chưa nói hết câu đã im bặt, khiến Lão bối rối và lo lắng, nhưng Lão tin cậu sẽ hồi phục và đang cơn khát nước.
Quả thật, ngày hôm sau cậu ta từ từ tỉnh lại và được sự chăm sóc tận tình của Lão nên sớm hồi phục lại. Vì Lão không tiện ở lại lâu, dù bất cứ một nơi nào, nên chỉ dặn dò chàng bằng những câu kinh và đôi lời nhắn nhủ hẹn gặp lại tại Sơn Hà Động nơi đó là Hàn Lâm Bảo Tự. Chàng cũng chưa biết rõ nơi đó, đã cất giữ báu vật gì? Mà không biết bao nhiêu người tìm đến đã bỏ mạng, thật là một nơi huyền bí…Cuối cùng Lão cũng đã kể rõ ngọn ngành cho chàng biết. Ngày xưa….để rồi trước khi tạm biệt chàng. Lão cũng không quên nhắn nhủ chàng phải học thuộc và cố công luyện tập, để sau này giúp ích cho tha nhân. Trước khi ra đi Lão cũng không quên trao cho chàng bí kíp võ công và kiếm pháp…kèm theo đó là quyển kinh Kim Cang, trong kinh ghi những lời đức Phật dạy như:
“Nhất
thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ, diệc như điện,
Ưng tác như thị quán”…
Tạm Dịch:
Tất
cả pháp hữu vi,
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như sương cũng như điện,
Nên như thế mà quán.
Xem xét rõ các pháp thế gian giống như mộng, như huyễn thuật, như điện chớp, như bong bóng nước v.v… hãy kiểm lại tất cả sự vật và con người ở thế gian có còn mãi không? Trẻ con năm mười tuổi thì thấy đời sống dài, tới bảy tám mươi tuổi như tôi chẳng hạn, nhớ lại thời quá khứ của chính mình giống hệt giấc mộng. Có mặt đây thì tưởng như thật, ngày nào nhắm mắt thì tất cả của thế gian hãy trả lại cho thế gian, mình không còn có chi.
Nếu tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân si nữa. Nếu biết không có thật, có ai đó làm phiền cũng không giận. Cái tôi không thật, lời nói thật được sao, nên ta chỉ cười thôi. Ngày nay sao lại có người dễ nổi nóng? Tại thấy mình có thật, nếu ai đó động tới là có chuyện bất như ý ngay. Cho nên lý Bát-nhã rất uyên thâm, nói mà không kẹt hai bên. Như mộng, như huyễn là có hay không? Nhiều người bảo không. Nói thế đâu được vì khi mộng là có, hết mộng mới không. Có trong mộng nên không phải thật. Hiện giờ ai ai đòi hỏi cái gì cũng phải có thật. Hỏi có hay không, xác định hoặc thật có không. có Nhưng mọi vật trên thế gian không thật có, cũng không thật không. Chàng phiêu bạt khắp mọi nơi, giúp bá tánh làm những việc thiện, gây dựng cơ đồ…luôn luôn mang niềm vui đến với muôn người.
Bảy năm sau…
Mọi sự đã thay đổi hoàn toàn không
như trước nữa, kẻ mạnh hiếp yếu, giàu lấn nghèo quan lớn ức hiếp hà khắc dân lành
vô tội. Tiếng than ai oán khắp trời, cảnh chết chóc không thể kể xiết, oán hận
ngập trời dâng lên. Lòng dân chỉ còn trông ngóng, bậc minh quân sẽ sớm xuất hiện
để cứu dân độ thế.
Chàng thanh niên năm xưa, nay trưởng thành không còn yếu đuối như xưa nữa. Tuy chàng phải giả dạng sống bằng nghề sơn đông mãi võ và làm thầy thuốc giúp cho những bệnh nhân. Có những lúc gặp phải người bần cùng chàng cũng vui vẻ cứu chữa. Từ đó chàng rất được nhiều người ủng hộ và còn hứa giúp sức, đứng lên làm cuộc khởi nghĩa phá tan quân tàn bạo, đem an lành đến cho mọi người dân trên mảnh đất…thân yêu.
Câu chuyện này còn dài, sẽ lần lượt kể ra.
* * * * * * *
Bảy năm sau y như lời hứa của Lảo chàng tìm đến Sơn Hà Động, lúc đó đã có rất nhiều cao thủ trong giang hồ về thi thố tài năng.
-Ai là người chiến thắng sẽ là chủ “Thanh Bảo Kiếm...đệ nhất”có tên “Bồ Đề Kiếm Pháp đã được lưu truyền từ nhi ều đời” dùng để trừ gian diệt ác khôi phục lại giang sơn quy về một mối.
Cuộc so tài lần này trong động chưa biết ai là kẻ chiến thắng?
Và có dành lại được mảnh đất thân yêu để cứu dân lành ra khỏi bàn tay tàn bạo của bạo chúa Tề Vương hay không?
Còn nữa chàng có phải thái tử điện hạ của triều đại trước hay không?
Hay là còn có vị hoàng tử nào khác chưa ra mặt?
Xin quý vị đón đọc kỳ tới sẽ rõ câu chuyện.
Xuân
Nhâm Thìn – 2012
Nhuận Hùng