- Dấu Xưa - Nhuận Hùng

06/02/201312:00 SA(Xem: 7715)
- Dấu Xưa - Nhuận Hùng


(Tiếp theo & hết) 
 

 
Dân tộc Việt từ xưa đã bị quân Tàu đô hộ gần cả ngàn năm sự cai trị tham tàn, bạo ngược của các triều đại phương Bắc (nay gọi là Bắc Kinh thủ phủ của Trung Cộng). Đã có không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt vào sinh ra tử, đã tỏ ra bất khuất lập nên những chiến hào kiên cố, nhiều trận đánh hào hùng làm quân Tàu khiếp vía như: trận đánh của Bà Trưng, Bà Triệu cũng không quên nhắc đến trận đánh quyết tử của Quang Trung Nguyễn Huệ anh hùng áo vải Tây Sơn Bình Định và còn vô số những anh hùng khác, trong phạm vi bài nầy không thể kể hết được. Cụ thể nhất là Lý Thường Kiệt đã lập được chiến công hiển hách trong lòng dân nước Việt. Sử sách mãi đến ngày nay vẫn còn ghi đậm nét bài thơ với lời lẽ rất kiên cường xác quyết đánh cho tan bọn giặc Tống:

 “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

 

Dịch nghĩa:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.


“Bài thơ ngắn gọn trên đã minh chứng những anh hùng dân tộc nước Việt, với tài thao lược binh pháp uyên thâm, điều binh khiển tướng làm cho quân Tàu đã một thời phải dừng bước tham tàn.


Lý Thường Kiệt đã sớm chuẩn bị, Ông cho nhiều toán quân phục kích giặc trên đường hành quân nhằm tiêu hao lực lượng. Thời gian này, phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) được xây dựng kiên cố để cố thủ. Nếu địch vượt qua được chiến tuyến này, lăng tẩm nhà Lý sẽ bị san bằng, Thăng Long có thể thất thủ trong giây lát, vì phòng tuyến chỉ cách Thăng Long 20 km. Phòng tuyến dài ngót 100 km được đắp đất và rào tre làm giậu (nay là đoạn từ huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) sang Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) đến Phả Lại). Hỗ trợ phòng tuyến, thủy quân Đại Việt đóng ở Lục Đầu Giang sẵn sàng tiếp ứng cùng các cánh quân thủy ở sông Thương, sông Bạch Đằng...Các cánh quân người thiểu số do Lý Kế Nguyên, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Nùng Trí Cao, Nùng Thuận Linh.


Quân Tống đổ dồn tụ tập trước phòng tuyến từ địa phận Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng (Bắc Giang) với chiều dài khoảng 30 km. Do lực lượng địch áp đảo, cũng có lúc phòng tuyến tưởng chừng khó giữ, nhưng bằng quyết tâm sắt đá, phòng tuyến luôn luôn được củng cố. Trong một lần tập kích sang trại giặc, hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn cùng hơn 500 quân ta tử trận. Thế giằng co tới mùa hè năm sau. Thời tiết nóng nực khiến quân Tống mỏi mệt, tinh thần suy sụp lương thực cạn dần.


Bộ tham mưu tác chiến của ta thấy thời cơ phản công đã đến, vào một đêm, từ đại bản doanh trên núi Thất Diệu (đền Núi, Yên Phong, Bắc Ninh) Lý Thường Kiệt cho người tới ngôi đền thiêng thờ Thánh Tam Giang (Trương Hống, Trương Hát) ở ngã ba Xà (nơi hợp lưu sông Cà Lồ, Như Nguyệt) nơi gần đại bản doanh Triệu Tiết, tựa như thần nhân đọc vang lên bài thơ mắng giặc:

Bài thơ hùng tráng, quật cường này sống mãi trong lòng người yêu nước, tự tôn dân tộc, được coi là Bản Tuyên Ngôn Độc lập của nước Việt ta.”


Lý Thường Kiệt là một trọng thần đã trải ba triều vua (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), luôn luôn được triều đình tin tưởng, nể trọng.


Từ đời Lý Thánh Tông, ông đã được cất lên ngang hàng các hoàng tử, được vua nhận làm con nuôi và ban hiệu Thiên tử nghĩa nam. Đời Lý Nhân Tông, ông được nhà vua coi như em và ban hiệu Thiên tử nghĩa đệ. Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi.

 

Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc. Về văn học, ông để lại cho đời bài thơ bất hủ “Nam Quốc Sơn Hà”, tác phẩm nổi tiếng nhất đời Lý và bài hịch hùng tráng Phạt Tống lộ bố văn.

 

Ông là một nhân cách lớn. Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi ông như sau:

"Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên dân chúng kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết oan ức, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng người già ở thôn dã, nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả". Mùa xuân hào hùng đầu tiên của Dân Việt là mùa xuân năm Đinh Tỵ 1077 với chiến thắng trên sông Như Nguyệt, Bắc Ninh khi Lý Thường Kiệt đánh bại đại quân xâm lược của nhà Tống là Tống Chiêu Ninh do Chiêu Thảo Sứ Quách Quỳ và Triệu Tiết thống lĩnh, diễn ra từ ngày 18 tháng 1 đến đầu tháng 2 năm1077.

 Lý Thường Kiệt là một anh hùng hào kiệt bậc nhất của dân tộc vào đời Lý mà tên tuổi và sự nghiệp lẫy lừng sáng chói mãi mãi trong lịch sử nước nhà cho đến ngày nay vẫn còn nhắc đến.


Những trang lịch sử oai hùng của tổ tiên ta để lại, bây giờ thì khác hẳn, Việt Nam hiện thời đảng Cộng Sản quá ư nhu nhược hèn hạ. Còn bọn xâm lược phương Bắc đã trắng trợn xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải của nước ta. Lịch sử cổ đại đã ghi như: Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản Dốc là của nước Việt Nam, thế mà bây giờ bọn chúng ngang nhiên nhận là của mình.


Hằng ngày ai ai cũng nghe tường trình đầy đủ diễn tiến tại quê hương của chúng ta, chủ trương của đảng Cộng Sản Việt Nam là “hèn với giặc, ác với dân”. Giặc Tàu xâm lấm đất nước chúng ta bằng mọi hình thức và nhiều thủ đoạn thâm độc. Những người dân tỵ nạn Cộng Sản sống tha phương khắp mọi miền trên hoàn cầu này quyết một lòng giữ vững niềm tin và tranh đấu đến cùng dành lại nhân quyền từ tay Cộng Sản. Và chúng ta cũng không quên là luôn luôn nhắc nhở con cháu đừng thờ ơ trước thảm họa mất nước do Trung Cộng bành trướng gây nên. Nói như thế không phải chúng ta sống tại hải ngoại mà làm ngơ hãy cố gắng bằng mọi phương tiện văn minh hiện đại có sẵn trong tầm tay, nhất là giới trẻ hãy cùng nhau đoàn kết lại gióng lên tiếng nói nhân quyền cho Việt Nam.

* * * * *


Nhắc lại câu chuyện cũ. Một năm sau…


Kể từ khi chàng rời xa tiệm thuốc Bắc, cũng là dịp may cho chàng nếu không thì hậu quả xảy ra sẽ không lường trước được.


Cũng vào thời điểm này tại triều đình xảy ra không biết bao nhiêu sự tranh chấp giữa những quan chức với nhau kẻ thì cậy thế, ỷ mình nắm giữ binh quyền ra sức hà hiếp dân lành. Sưu cao thuế nặng, mặc cho mùa màng thất thu hạn hán liên miên, bệnh tật tràn lan khắp nơi. Thảo khấu hoành hành cướp bóc nổi lên khắp nơi.


Trong số người cùng hoạt động với chàng để tạo thành chuỗi dây liên kết công cuộc đấu tranh, nhưng đoàn thể nào cũng có kẻ vì tham lợi lộc, tiền bạc, chức tước bán rẻ lương tâm chỉ đường dẫn lối cho giặc khiến chàng bị triều đình ra lệnh truy nã gắt gao.


Cùng thời gian ấy chàng đã rời xa tiệm thuốc Bắc trên đường đi tìm một nơi ẩn thân và tìm cho ra một đáp án của bài toán nan giải gánh nặng trên vai…mà đi chưa tới đích. Bổng nhiên, những tay chân bộ hạ được lệnh triều đình sai đến bắt chàng đem về nộp cho triều đình để lấy thưởng. Nhưng họ không ngờ được chàng chẳng chút mảy may nào đánh trả lại, giả vờ thua nhảy ào xuống vực thẳm. Tuy đã bị thương nhưng vẫn cố gắng tìm cách thoát thân, gần cả tuần lễ may mắn gặp được đại phu có lòng tốt đưa chàng đến một nơi an toàn để ẩn náu và chữa trị…


NHỮNG GÌ XẢY RA SAU CUỘC CHIẾN.


Năm năm sau…!


Cũng đủ làm thay đổi một cục diện, chiến tranh mãi rồi cũng đến hồi kết thúc, kẻ thắng là ai? Ai là người chịu hậu quả đã gây ra tội lỗi. Ai đủ tài đức đứng ra lãnh đạo đất nước của thời bấy giờ. Thắng bại là gì trong cuộc chiến? Nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.


Quả nhiên người xưa nói không thể nào sai, sau đây cốt truyện sẽ đi về đâu? Mong quý độc giả tự phán quyết (thiện và ác). Ai người chiến thắng? Ai là kẻ thất bại? Dĩ nhiên, tạo hóa rất công bằng. Nếu xét về luật nhân quả quý vị sẽ thấy rõ và hiểu ngay.


Thiết tưởng, những đợt sóng ngầm hay bão tố nổi lên khắp mọi nơi trên thế giới này từ xưa cho đến nay, là sự chuyển biến của vũ trụ, nếu xét cho cùng con người mình cũng là vũ trụ nhỏ trong vũ trụ lớn, đất, nước, gió, lửa cũng đều có đủ trong thân thể chúng ta…


 “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Đúng thế, cuồng phong bão tố có tàn phá đến đâu, rồi cũng trả lại bầu trời quang đãng cho muôn loài. Nhưng cũng để lại không biết bao nhiêu sự mất mát hao tốn, nhân mạng cũng như tài sản…Những cảnh màn trời chiếu đất do thiên tai gây ra thì không thể nào diễn tả được hết. Chúng ta ai ai rồi cũng trải qua những thăng trầm trong cuộc sống, mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau không thể nào diễn tả được.


Câu chuyện diễn ra mà chàng cũng là người không thể nào vượt thoát v òng quy luật của tạo hóa. Càng gian nan thì sự nghiệp mới vững chãi hơn. Đúng vậy, âu cũng là số mạng thiên định. Cổ nhân xưa có câu: “Hết cơn bỉ cực, đến hồi thái lai”.


Việc gì làm để đạt được thành quả như ý cũng đều có cái giá của nó. Nhứt là công cuộc đấu tranh cho một đất mước bị ngoại bang xâm lấn thì càng gian truân hơn hết.


Đại nạn gần nhất, chàng tưởng chừng đã bỏ cuộc nhưng với ý chí và lòng từ quảng đại của chàng nương theo gương sáng của những tiền nhân đã làm nên lịch sử. Chàng luôn luôn giữ vững lập trường quyết đấu tranh và cố gắng đạt đến mục đích đem sự công bằng, nhân quyền về với muôn người dân trong nước.


Sau lần đại nạn đó, chàng đã được cứu thoát. Lần này chàng may mắn gặp một đại phu rất giỏi về Đông y dược và võ công rất thâm hậu. Chàng vừa chữa trị vừa được truyền thụ các môn võ thuật tuyệt đỉnh, mà đại phu vận dụng khí lực để chữa trị cho chàng một khoảng thời gian khá dài đến khi vết thương bình phục. Tuy sức lực rất yếu, chàng vẫn cố gắng vận công và lãnh hội những điều đã được chỉ dạy.


Thế rồi, một đêm khuya lạnh lẽo gió vi vút Người Thầy khả kính lại lặng lẽ ra đi không lời giã từ chỉ để lại một tấm giấy nhỏ có dòng chữ:

 “Khi mê thì thầy độ, khi ngộ con độ lấy con”.


Thêm một câu nữa ở phía sau mảnh giấy nhỏ đó: “Con hãy cố gắng làm cho xong những gì chưa đạt được…Sau đó, nếu còn duyên con có thể gặp ta trên đỉnh Tuyết Sơn…”. Chàng rất bàng hoàng trước sự ra đi không lời từ giã của một ân sư khả kính.

Kể từ đó chàng trải qua, không biết bao nhiêu cảnh gian truân để làm cho bằng được những gì mà chàng ấp ủ từ bấy lâu nay.


 Mười năm sau….!


Mùa Đông năm ấy….Bên ngọn lửa hồng, ánh sáng lập loè tuy không lớn lắm nhưng cũng đủ sưởi ấm lòng người hiu quạnh hồi tưởng lại bao nhiêu ký ức của quãng đường đấu tranh giành lại tự do an lành cho người dân của mình. Trên đỉnh Tuyết Sơn chàng cũng đã tìm kiếm khắp nơi mà chẳng thấy bóng dáng của ân sư cứu mạng năm xưa.

Cuối cùng chàng thầm nghĩ rằng: “Chuyện gì qua thì cứ để trôi qua, không nên níu kéo làm chi”.


Ngọn lửa hồng vẫn không bị dập tắt cho dù mưa sa bão táp, vẫn âm ỷ khi được khơi lại bằng những chiếc lá khô rơi rụng. Ôi! ánh lửa hồng đêm khuya u tịch, sưởi ấm lòng người tha phương, mà còn gợi lại cho chàng bao nổi nhớ…những hình ảnh thân thương hiện lên trên từng chiếc lá khô, chiến công oanh liệt của những đồng đội. Những anh hùng cùng chung chiến tuyến kề vai sát cánh không kể mạng sống, quyết đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi, chập chờn trong tâm trí chàng, hiện lên nơi ánh lửa hồng. Cầu xin cho những hương hồn, anh linh vị quốc vong thân sớm được siêu thoát. Những chiếc lá khô từ từ cháy giòn và cũng từ đó chàng ngộ ra lẽ chân thật của sự sống, đó là vô thường của kiếp người.


Chàng ngẫm lại chuỗi dài của cuộc đời, không đơn giản như mình tưởng...Cuộc đời là một chuỗi dài vô tận, mấy ai hiểu cho cùng, chúng đều chi phối theo luật tuần hoàn của vũ trụ, nghiệp lực tạo ra cũng tùy theo người tạo thiện nghiệp, ác nghiệp mà khó có ai biết được, để mà chọn lựa đời sống sung túc thoải mái về vật chất lẫn tinh thần.


Bởi vì, nhân loại luôn luôn bị chi phối về các vận hành của vũ trụ. Trời Đất tạo nên trong thời gian nào đó, vì thế mọi người đều phải bị chi phối bởi bốn công đoạn « Sanh, trụ, dị, diệt ».


Do vậy, đã mang thân người ắt có sanh thì lại có tử trong kiếp làm người không một ai tránh khỏi. Khi Cha Mẹ sanh ta ra, mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi phương cách sống khác nhau, đều do căn nghiệp của ta đã tạo ra từ nhiều kiếp, để rồi khi lìa đời cũng không ai giống ai. Đó là kiếp số của mỗi người, không ai tránh được khi còn ở trong vòng luân hồi sanh tử.


Hơn nữa, chúng ta đã biết ra đi vĩnh viễn sẽ làm cho mọi người thân trong gia đình phải đau khổ tột cùng, khi phải chứng kiến cảnh tử biệt sanh ly. Từ đó, tất cả đời sống chúng ta có được hiện tại chỉ là tạm bợ kể cả bản thân, chớ không phải của riêng ai. Nếu ai đó thức tỉnh tìm đến con đường tu học Phật Pháp để vượt thoát luân hồi sanh tử, thì sẽ có ích lợi vô cùng.

 

Cuối câu chuyện.

 

Những tháng ngày còn lại, cuối đời chàng quyết dốc lòng tinh tấn tu tập, không còn vướng bận hồng trần. tranh chấp hơn thua, bon chen địa vị cao sang quyền thế, cho đến không màng lợi danh luôn luôn hướng đến Chân -Thiện- Mỹ.


Chàng đã dập tắt ngọn lửa hồng, cũng như ngọn lửa trong lòng tham, sân, si không để chúng trổi dậy. Trước khi ánh thái dương ló dạng chàng quyết trèo lên tột đỉnh Tuyết Sơn và cũng không quên khắc lên trên vách đá hàng chữ nho nhỏ, trước khi từ biệt núi rừng:

“Nhạn quá trường giang

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô di tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm”


Tạm dịch:

(Bóng chim đáy lạnh sông dài

Vô tư kia cánh chim trời lướt nhanh

Nhạn nào có gửi dáng hình

Nước đâu muốn giữ bóng hình, cánh chim)

Rồi từ đó ra đi biền biệt, không ai còn gặp nữa, chàng quyết theo Dấu Chân Người Xưa…!

 

Xuân Quý Tỵ - 2013 

Nhuận Hùng


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn